Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án cải thiện môi trường nước TPHCM: Thi công sai phạm, cản trở giao thông

Qua kiểm tra thực tế tại hiện trường, cơ quan chức năng đã phát hiện hàng loạt sai phạm của nhà thầu thi công gói thầu B Dự án cải thiện môi trường nước TPHCM, gây cản trở giao thông tại nhiều tuyến đường và khu vực dân cư.

Thi công nhiều

Đảm trách phần thi công gói thầu B của Dự án cải thiện môi trường nước TPHCM là nhà thầu TOA. Trên địa bàn phường 15 quận 8, khu vực thi công chính yếu của gói thầu B, nhà thầu TOA đang triển khai thi công tổng cộng 16 vị trí trên các tuyến đường. Tức là đang dựng 16 lô cốt để đào đường đi qua những tuyến đường như Lưu Hữu Phước, Bình Đông, Mễ Cốc, Bình Đức. Gói thầu B cũng bao gồm hạng mục xây dựng 8 cửa xả. Hầu hết các vị trí thi công có chiếm dụng mặt đường này đều đã hoặc đang đi vào công đoạn hoàn tất, đã lắp đặt xong hệ thống thoát nước, đã tái lập đá tạm, có nơi đang chuẩn bị trải nhựa, có nơi đang cho đổ bê tông xi măng…

Tiêu biểu như các phui đào trên đường Lưu Hữu Phước, Bình Đông, Bình Đức. Cũng còn nhiều vị trí đào đường dọc theo Bến Mễ Cốc, Bình Đông, Lưu Hữu Phước đang được nhà thầu thi công tập trung nhân công vào việc lắp đặt cống thoát nước.

Đào đường Hoàng Sa để thi công Dự án vệ sinh môi trường nước TPHCM (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè). Ảnh chụp 1-5-2010. Ảnh: CAO THĂNG

Tất cả các vị trí đào đường này đều được nhà thầu thi công khẳng định sẽ lần lượt kết thúc, thu dọn rào chắn, hoàn trả mặt đường kể từ cuối tháng 5 đầu tháng 6 tới đây, đúng như tiến độ báo cáo với Ban quản lý dự án. Cụ thể trong 16 vị trí đào đường hiện nay trên địa bàn phường 15 quận 8, có 2 lô cốt trên đường Lưu Hữu Phước sẽ kết thúc vào ngày 22-5; 1 lô cốt trên đường Bình Đông hoàn tất vào ngày 29-5; 3 lô cốt trên đường Lưu Hữu Phước hoàn tất vào ngày 3-6; các vị trí còn lại sẽ chấm dứt thi công vào ngày 5-6.

Đến nay, toàn bộ 8 cửa xả đều đã được đóng cừ, chờ chỉnh thiết kế hoặc đang bơm nước kiểm tra. Tất cả cũng sẽ hoàn tất thi công chậm nhất đến đầu tháng 6 tới.

Sai phạm nhiều

Để nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện hệ thống tiêu thoát nước, cấp nước, cấp điện… phục vụ dân sinh, việc đào đường là hợp lý trong tiến trình đô thị hóa. Tuy nhiên, điều gây bức xúc cho cư dân và chính quyền địa phương là cách làm cẩu thả của nhà thầu trong nhiều công đoạn khác nhau, từ thi công đến tái lập mặt đường sau thi công.

Chỉ xét riêng gói thầu B của Dự án cải thiện môi trường nước TPHCM do nhà thầu TOA thực hiện, cơ quan chức năng đã phát hiện, ghi nhận rất nhiều sai phạm. Chẳng hạn như không thực hiện theo phương án tổ chức thi công; không thi công cuốn chiếu dứt điểm từng phần rồi mới triển khai tổ chức thi công đoạn tiếp theo vì thế làm ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông; bố trí rào chắn không đúng quy định, để rào chắn ngã đổ, nghiêng lệch trong quá trình thi công; để vật tư cống, đất, đá, cát, phương tiện thi công bên ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông, làm mất mỹ quan đô thị; không thu dọn đất, xà bần, để mặt đường bong tróc, lồi lõm, đọng nước; không hoàn trả phần đường theo nguyên trạng sau khi thi công nhưng chỉ tháo tole và tái lập đá; không khảo sát kỹ các công trình ngầm trước khi thi công vì thế làm phương hại đến các công trình phụ trợ khác như điện, cấp nước, thoát nước, gây nứt tường nhà dân; không bố trí đèn đỏ vào ban đêm tại hai đầu đoạn đường đang thi công…

Điều đáng chú ý là theo đánh giá của cơ quan chức năng, phần lớn các nhà thầu tham gia Dự án cải thiện môi trường nước TPHCM đều vi phạm biện pháp thi công. Một số nhà thầu trong số đó còn tỏ ra chây ì, không chịu hoặc cố tình chậm trễ khắc phục hậu quả theo yêu cầu của cơ quan chức năng

(Theo TRUNG KHANH // SGGP Online)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Tính hiệu quả của các biện pháp xử lý hành chính
  • Công an xã chờ xác nhận chữ ký, con dấu của công an huyện
  • Hạn chế nhập khẩu thiết bị 3G: Nhà mạng mắc kẹt
  • Khía cạnh kinh tế của pháp luật
  • Quyền bế xưởng
  • Vi phạm xây dựng nhiều lần: Chủ đầu tư hết “đất sống”
  • Tạo điều kiện cạnh tranh tối đa cho các DN trong nước nhận được hợp đồng
  • Bán nhà theo Nghị định 61/CP: Chậm do quy trình?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%