Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gian lận thương mại: Đã có “thuốc” trị

Thành viên của Hội đồng Tư vấn, cảnh báo và ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O ra mắt

Hiện tượng gian lận, lừa đảo thương mại qua C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá) đang diễn ra phức tạp và ngày càng tinh vi hơn, nhất là khi số lượng các mặt hàng xuất khẩu của VN bị áp thuế chống bán phá giá gia tăng nhanh chóng trong vài năm trở lại đây.

Nhằm ngăn chặn và cảnh báo sớm cho các DN về tình hình gian lận thương mại, VCCI đã quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn, cảnh báo và ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O. 

Gian lận thương mại ngày càng gia tăng

Theo nhận định của bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại thuộc VCCI, Chủ tịch Hội đồng tư vấn, cảnh báo và ngăn chặn thương mại qua C/O, thời gian vừa qua việc gian lận thương mại diễn với chiều hướng gia tăng và ngày càng tinh vi, phức tạp. Số vụ gian lận thương mại xảy ra nhiều nhất đối với các mặt hàng xuất khẩu của VN bị áp thuế chống bán phá giá với hình thức làm giả giấy xuất xứ, sửa chứng từ, số lượng và trị giá trên tờ khai. Thống kê số lượng C/O làm giả và bị sửa chữa từ năm 2008 đến nay (2010) của Trung tâm xác nhận các chứng từ thương mại - VCCI cho thấy, năm 2008 C/O làm giả là 819 bộ và bị sửa chữa là 45 bộ, năm 2009 C/O bị làm giả là 261 bộ và sửa chữa là 15 bộ, 6 tháng đầu năm 2010, C/O bị làm giả là 8 bộ và sửa chữa là 12 bộ. Tuy nhiên sau khi phát hiện sự việc VCCI đã phối hợp với các bộ, ngành và đưa ra một loạt biện pháp ngăn chặn. Hiện nay các hiện tượng trên đã giảm rất nhiều và được phía hải quan các nước đánh giá cao sự hợp tác của VCCI với các bộ, ngành VN trong việc xử lý các vụ việc này.

“Phương thuốc” hạn chế gian lận thương mại

Nhằm ngăn chặn và cảnh báo sớm cho các DN về tình hình gian lận thương mại, ngày 14/10, VCCI đã ra mắt Hội đồng Tư vấn, cảnh báo và ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O. Theo bà Hương, việc thành lập Hội đồng trong thời điểm này đã đáp ứng được những yêu cầu của DN để ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O một cách có hiệu quả. Bà Hương cũng cho biết, việc đầu tiên sau khi Hội đồng ra mắt là sẽ cảnh báo về nguy cơ gian lận thương mại C/O dựa trên danh mục các nước áp thuế chống bán phá giá và một số nước XK gần VN... Theo đó, DN VN sẽ được cảnh báo để thận trọng hơn khi ký kết các hợp đồng và hợp tác đầu tư với những khách hàng có liên quan đến các sản phẩm đang bị hoặc có nguy cơ bị đánh thuế chống bán phá giá. Ngoài ra Hội đồng cũng sẽ cung cấp các kỹ năng ứng phó cho DN đối với mỗi trường hợp gian lận thương mại để họ chủ động hơn. Bên cạnh đó, Hội đồng sẽ thông qua các hiệp hội ngành hàng đưa đến DN các cảnh báo sớm, và thông qua hiệp hội để nắm bắt thông tin của DN.

Đối với DN nước ngoài, Hội đồng sẽ tư vấn để DN nước ngoài biết họ cần phải đưa thiết bị vào và đầu tư đến mức độ nào, tránh trường hợp khi DN đã đầu tư vào VN rồi và đến khi xin C/O không được thì nguy cơ làm giả chứng từ, giả mạo xuất xứ sẽ xảy ra. “Thực tế một số DN vào VN đầu tư vào các sản phẩm đang có dấu hiệu bị áp thuế chống bán phá giá ở nước ngoài thì cái họ cần là họ có được chứng nhận C/O hay không, nếu không họ sẽ đến thị trường khác” – bà Hương nói.

Ngoài ra, Hội đồng sẽ liên hệ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tư vấn cho DN nước ngoài trước khi họ đầu tư sản xuất tại VN những sản phẩm thuộc diện có nguy cơ cao bị đánh thuế chống bán phá giá, để tránh việc đầu tư sản xuất rồi nhưng sản phẩm không được cấp C/O.

Hội đồng tư vấn cảnh báo, ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O được thành lập theo quyết định số 3109/PTM-TT của Chủ tịch VCCI. Theo đó, Hội đồng tư vấn, cảnh báo và ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O sẽ do bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại VCCI làm chủ tịch Hội đồng, và 8 thành viên khác là đại diện của các bộ ngành như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đảm nhiệm chức vụ phó Chủ tịch Hội đồng và chuyên viên.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Xử lý nghiêm hành vi gây ô nhiễm
  • Bài toán xử lý nước thải
  • "Phát hoảng" với dự thảo thuế
  • Nhập khẩu rác: Cơ chế cho phép?
  • Nghị định 102: tốt và chưa tốt
  • Dự Luật kiểm toán độc lập : Nhiều điểm còn khúc mắc
  • Nghị định mới hướng dẫn Luật Doanh nghiệp có gì mới?
  • Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Còn nặng cơ chế hành chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%