Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khéo không mất tiền oan

Khéo không mất tiền oan vì Nhà nước thu phí thực hiện qua sản lượng nhập khẩu của các DN nhập khẩu nhưng người tiêu dùng thì nộp phí đường bộ khi mua xăng dầu tại các trạm bán xăng dầu vốn luôn thừa doanh số bán hàng (do người mua lẻ không lấy hóa đơn thuế GTGT)

Tuần này người dân bắt đầu hồi hộp chờ phán quyết của Chính phủ về đề xuất mới đây của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT). Đó là thu phí đường bộ qua xăng dầu.

Theo đó, trong ba phương án đề xuất, Bộ GTVT “nghiêng” về phương án 3: thu qua xăng 1.000 VND/lít cho toàn bộ phương tiện sử dụng xăng, và thu từ 180.000 VND đến 1,44 triệu VND/tháng với phương tiện đường bộ sử dụng dầu. Ước tính, nếu đề xuất của Bộ GTVT được áp dụng, thì mỗi năm sẽ có thêm ít nhất gần 6.000 tỷ VND bổ sung cho quỹ duy tu, bảo dưỡng đường bộ. Đó là nguồn thu cực lớn mà nếu có nó, Nhà nước sẽ đỡ được khoản chi đáng kể dành cho duy tu, bảo dưỡng đường bộ. Từ đó tạo điều kiện tập trung cho những khoản chi khác.

Công bằng mà nói, Nhà nước yêu cầu, và được người dân ủng hộ, tham gia chia sẻ gánh nặng với Nhà nước từ lâu đã là truyền thống tại VN. Và thực ra việc thu phí đường bộ qua xăng dầu đã áp dụng phổ biến từ lâu trên thế giới. Thế nên có thể hiểu đề xuất thu phí đường bộ qua xăng dầu do Bộ GTVT đưa ra có thể vẫn tiếp tục được người dân ủng hộ.

Nhưng trong tình hình hiện tại, có nhiều vấn đề để người dân nghi ngại tính khả thi của đề xuất ấy.

Thứ nhất: nếu như xăng chủ yếu phục vụ phương tiện cá nhân như xe máy, xe du lịch…, thì dầu chủ yếu phục vụ phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách… Như vậy, thu phí quản lý đường bộ qua cả dầu và xăng vừa không hạn chế được lượng xe máy tham gia giao thông, lại vừa góp phần xác lập mặt bằng cước vận tải mới và từ đó thúc đẩy tăng giá tiêu dùng.

Mặt khác, hiện nay các phương tiện vận tải đường bộ đều đã phải trả phí đường bộ tại các trạm thu phí đặt dày đặc trên cả nước. Giờ lại thu tiếp một lần nữa vào giá dầu là bất hợp lý và đương nhiên không thể được chấp nhận.

Thứ hai: Từ lâu nay việc thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn xây dựng cơ bản, đặc biệt là giao thông, luôn là vấn đề nhức nhối tại VN. Đã có nhiều ý kiến, nghiên cứu ước tính tỷ lệ thất thoát, lãng phí này lên tới vài chục phần trăm. Cũng chưa có cơ quan nào khẳng định hoạt động chống lãng phí trong xây dựng, quản lý đường bộ thời gian này là có tiến triển tích cực. Giờ lại muốn người dân trả tiền cho sự lãng phí ấy dưới hình thức phí sử dụng đường bộ thì lại là yêu cầu khó có sức thuyết phục.

Thứ ba: nhiều năm trước, khi giá xăng dầu trong nước chênh lệch giá xăng dầu tại một số nước trong khu vực, đã hình thành phong trào buôn lậu xăng dầu tại VN. Tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới gần đây đã giảm nhiều do được ngăn chặn. Tuy nhiên, với mức chênh lệch như tại đề xuất của Bộ GTVT, thì có thể sẽ xuất hiện hình thức gian lận mới liên quan tới xăng dầu. Đó là gian lận phí đường bộ thu qua xăng dầu. Đó là nguy cơ rõ ràng. Vì theo đề xuất của Bộ GTVT, thì Nhà nước thu phí thực hiện qua sản lượng nhập khẩu của các DN nhập khẩu. Nhưng người tiêu dùng thì nộp phí đường bộ khi mua xăng dầu tại các trạm bán xăng dầu vốn luôn thừa doanh số bán hàng (do người mua lẻ không lấy hóa đơn thuế GTGT). Do đó, không ai dám chắc sẽ không có xăng dầu lậu được bán với giá có phí đường bộ, nhưng tiền phí đường bộ trong giá nhiên liệu không được nộp về ngân sách, mà lại chảy vào túi một số cá nhân.

Khéo không thì cả Nhà nước và người dân lại mất tiền oan vì đề xuất của Bộ GTVT.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Chưa thể phạt nặng thuê bao đăng ký thông tin ‘ma’
  • Trở lại cơ chế xin - cho?
  • Thuế thu nhập cá nhân: Đề nghị gia hạn quyết toán thuế đến 30-6
  • Chuyển giá, vấn đề tâm điểm
  • Lùng nhùng giá tính thuế sử dụng đất
  • Người cao tuổi sẽ được giảm giá vé và giá nhiều dịch vụ
  • Hướng dẫn càng thêm rối
  • Dự án Luật thuế nhà đất: “Treo” lại?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%