Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Loại trừ hàng giả – yêu cầu ngày càng bức thiết

Có 4 đối tượng chính bị ảnh hưởng do hành vi làm hàng giả: người tiêu dùng, DN làm ăn chân chính; các công trình sử dụng phải hàng giả và môi trường đầu tư trong nước. Chính vì vậy, “cuộc chiến” với nạn hàng giả là yêu cầu ngày càng bức thiết.

Lực lượng công an TP HCM thu giữ hàng giả. Ảnh: Vietnam Net

Hàng giả và những hệ lụy với nền kinh tế

Theo báo cáo tại Hội nghị triển khai công tác quản lý thị trường năm 2010 tổ chức hồi đầu tháng 5 tại Đà Nẵng, trong năm 2009, cơ quan quản lý thị trường cả nước đã phát hiện trên 12.000 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Số liệu mới nhất từ Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cũng cho biết, riêng tháng 5/2010, trên phạm vi cả nước đã phát hiện 876 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tuy chưa có thống kê đầy đủ về những thiệt hại do hành vi làm giả, nhái sản phẩm chính hãng, nhưng theo Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, ông Lê Thế Bảo, có những vi phạm rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và cây trồng, vật nuôi (như các vi phạm liên quan đến thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phân bón, thuốc trừ sâu)…

Có 4 đối tượng chính bị ảnh hưởng bởi hành vi làm hàng giả, đầu tiên phải kể đến là người tiêu dùng, tiếp đến là doanh nghiệp (DN) làm ăn chân chính; các công trình, dự án sử dụng phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng và cuối cùng là gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Nói một cách cụ thể, trên thực tế, không chỉ người tiêu dùng mà các nhà sản xuất chân chính còn chịu nhiều thua thiệt hơn. Ngoài phần doanh thu bị mất đi, DN còn đứng trước khả năng mất uy tín thương hiệu đã đầu tư xây dựng lâu năm. Hơn thế, việc các đối tượng đưa ra thị trường nhiều loại hàng hoá kém chất lượng, hàng giả, quá hạn sử dụng…, tiêu thụ chủ yếu tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi dân trí còn thấp và tạo ra tâm lý sính hàng giá rẻ sẽ gây khó khăn đối với các DN trong việc nỗ lực tìm kiếm, mở rộng  thị trường.

Với các công trình, dự án, các sản phẩm giả như xi măng, sắt thép “chui vào”… sẽ gây tác động ngay lập tức đến chất lượng, độ bền công trình và có thể gây những hậu quả khôn lường. Ngoài ra, vấn nạn hàng giả, nhái, kém chất lượng cũng là rào cản trong tiến trình Việt Nam hội nhập quốc tế mà một trong đó là những cam kết quan trọng về sở hữu trí tuệ…

Loại trừ hàng giả, bảo vệ DN chân chính và người tiêu dùng

Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, thủ đoạn của các đối tượng làm hàng giả ngày càng tinh vi. Nhiều cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái thay vì tìm vị trí khuất nẻo để che mắt các lực lượng chức năng, có trường hợp đã cố tình đánh lừa để thuê mặt bằng của cơ quan nhà nước và thực hiện việc sản xuất lậu. Thậm chí, nhiều mặt hàng giả, hàng nhái còn được các cơ sở kinh doanh trong nước đặt hàng từ nước ngoài rồi thông qua nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường nội địa, gây không ít khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Trong khi đó, theo ông Lê Thế Bảo, tốc độ sản xuất hàng giả, hàng nhái ngày càng nhanh. Nếu trước đây, từ lúc sản phẩm chính hãng ra đời đến khi xuất hiện hàng nhái, hàng giả tối thiểu phải mất 8 tháng, thì nay, chỉ cần 1 tháng các đối tượng đã có thể đưa hàng giả trà trộn vào bán trên thị trường.

Công ty Xuân Hòa là một trong rất nhiều “nạn nhân” của hàng nhái, hàng giả. Chẳng hạn, có thể  dễ dàng nhận thấy sản phẩm ghế xích đu ninox (GNi-07-00) của DN này được bày bán công khai tại một số quầy hàng ở Hà Nội, dán tem nhái ngang nhiên, dù sản phẩm đã được đăng ký độc quyền tại Cục Sở hữu Công nghiệp.

Đại diện Công ty Xuân Hoà cho biết, ở sản phẩm hàng giả, các chi tiết mối hàn thô còn nguyên sỉ, inox do hàm lượng nicken thấp nên bề mặt kém bóng, bị han gỉ; kết cấu không vững chắc do dùng vật liệu mỏng và yếu; thao tác gấp mở của sản phẩm khó khăn… Do đó, việc tiêu dùng hàng giả, hàng nhái gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng và DN.

Trên thực tế, tác động từ hành vi gian lận thương mại một cách ngang nhiên này, nhìn rộng hơn, không chỉ bó hẹp trong phạm vi ảnh hưởng đến một bộ phận người tiêu dùng và DN mà còn là toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Những DN có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao, sản phẩm đạt chất lượng cả về độ bền, tính thẩm mỹ, có uy tín với người tiêu dùng như Công ty Xuân Hoà luôn là mục tiêu hàng đầu của các hoạt động tội phạm làm giả, làm nhái thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp.

Vì thế, những nhà sản xuất, các DN có uy tín và người tiêu dùng  trong nước đều mong muốn phải loại trừ hàng giả bằng sự vào cuộc của toàn xã hội.

(Theo Anh Quân // Tin Chính phủ)

 

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Dự lệnh và động lệnh
  • Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước khó về đích
  • Quy định về bằng FC trước ngày 1/7/2010: DN ngổn ngang lo
  • Ách tắc nộp tiền sử dụng đất vì Nghị định 69
  • Ngăn chặn việc khai thác, xuất khẩu than trái phép
  • Liên kết rồi... dừng lại?
  • DN đối thoại với thuế và hải quan : Lại cùng nhau tháo gỡ
  • 139 m2 đất... ách tắc 1 công trình
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%