Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thay đổi ý thức sử dụng năng lượng

Là một trong 8 dự án luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XII, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK-HQ) không chỉ cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta hiện nay mà sẽ là vấn đề quan trọng trong tương lai. 

Để đạt mục tiêu TKNL ở mức 8% như đã đề ra trong “Tổng sơ đồ nghiên cứu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại VN” giai đoạn từ 2011 đến 2015 sẽ không dễ thực hiện nếu không có hành lang pháp lý và chế tài chặt chẽ.

Theo các chuyên gia, để Luật phát huy hiệu quả, giải pháp cần làm ngay là tăng cường công tác quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng (SDNL), đẩy mạnh tuyên truyền đến tất cả đối tượng xã hội, phổ biến các thiết bị hiệu suất cao, TKNL...

Cần phối hợp đồng bộ

Đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật SDNLTK-HQ được chia làm hai nhóm. Một nhóm sử dụng nhiều năng lượng, được gọi là đối tượng SDNL trọng điểm, gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng, các cơ sở vận tải... phải chịu sự điều chỉnh bắt buộc gắn với các quy định cụ thể, chế tài thưởng, phạt rõ ràng. Còn nhóm sử dụng ít năng lượng là cộng đồng dân cư, các DN VVN thì chỉ khuyến khích thực hiện Luật chứ không bắt buộc.

Sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng này chính là nhóm SDNL trọng điểm phải tổ chức Kiểm toán năng lượng, hàng năm phải xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để thực hiện và triển khai công tác TKNL. Bên cạnh đó, nhóm SDNL trọng điểm còn phải xây dựng Báo cáo năng lượng cho cơ quan có thẩm quyền... Với nhóm đối tượng sử dụng ngân sách của Chính phủ, như các tòa nhà công sở, chiếu sáng đường phố, chiếu sáng công cộng cũng bắt buộc phải thực hiện các quy định trong luật. Luật cũng quy định trách nhiệm rất cao của người đứng đầu, nếu không thực thi sẽ chịu các chế tài cụ thể. Đối với cộng đồng dân cư, các biện pháp chủ yếu vẫn là khuyến khích các hộ gia đình tham gia không sử dụng điện vào giờ cao điểm, khuyến khích mua bán các thiết bị sử dụng ít năng lượng, có hiệu suất cao.

Mặc dù vẫn còn một số ý kiến lo ngại việc triển khai luật sẽ có nhiều khó khăn do có tính chuyên môn kỹ thuật cao, lại phải căn cứ vào nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của các bộ, ngành nhưng theo ý kiến của các chuyên gia, để luật phát huy hiệu quả, giải pháp cần làm ngay là tăng cường công tác quản lý nhà nước về SDNL, đẩy mạnh tuyên truyền đến các đối tượng xã hội, phổ biến các thiết bị hiệu suất cao, TKNL, từng bước loại bỏ thiết bị lạc hậu. Các chuyên gia cũng cho rằng, để Luật SDNLTK-HQ rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan.

Bên cạnh những chế tài cần thiết để các cơ quan nhà nước đi đầu thực hiện, xử lý nghiêm những cơ quan sử dụng lãng phí năng lượng thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là làm thay đổi ý thức của người dân và các DN, giúp họ tự giác thay đổi thói quen trong SDNL sao cho hiệu quả và tiết kiệm. Điều đó cần phải có thời gian, lộ trình và rất cần sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện truyền thông nhằm giúp người dân biết cách sử dụng thiết bị điện hiệu quả và tiết kiệm.

Bên cạnh đó, việc đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân lực cho quản lý năng lượng, mạnh dạn đổi mới thiết bị hiện đại với sự hỗ trợ tích cực của nhà nước về vốn và thông tin, triển khai các mô hình TKNL có hiệu quả tại một số quốc gia tiên tiến như Nhật, Mỹ... cũng là những nội dung quan trọng cần đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.

Giải pháp dán nhãn năng lượng

Một trong những yêu cầu của luật là phải dán nhãn năng lượng cho sản phẩm sử dụng năng lượng nhằm khuyến khích, thúc đẩy chế tạo các thiết bị có hiệu quả SDNL cao, tiến tới loại bỏ dần các phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, giảm tiêu hao năng lượng trong sản xuất. Lộ trình dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với các phương tiện thiết bị, đề xuất nhóm thiết bị SDNL được quản lý đặc biệt làm cơ sở cho các nhà sản xuất, nhà quản lý phấn đấu đưa ra thị trường các sản phẩm có hiệu suất cao TKNL. Theo các chuyên gia, đây cũng là nội dung đã được nhiều nước trên thế giới như Bắc Mỹ, Nhật... coi là điều kiện bắt buộc của chương trình TKNL và đã thực hiện rất thành công, góp phần cải thiện hiệu suất của các thiết bị điện gia dụng lên 2 - 3 lần.

Ông Nguyễn Đình Hiệp - Chánh Văn phòng TKNL (Bộ Công Thương) cho biết, việc dán nhãn không chỉ giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn khi mua các thiết bị gia dụng, mà còn có thể trở thành hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn các phương tiện, thiết bị lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp. Sau một thời gian triển khai với hình thức tự nguyện tiến tới dán nhãn bắt buộc cho một số phương tiện, thiết bị sử dụng nhiều năng lượng theo lộ trình do Chính phủ quy định. Ông Hiệp cho rằng, việc thực hiện dán nhãn chứng nhận sản phẩm TKNL sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất luôn phấn đấu đưa ra thị trường các sản phẩm có hiệu suất cao. Đối với các DN kinh doanh, nhập khẩu thiết bị phải chọn các sản phẩm đạt hoặc vượt tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng đã quy định và đảm bảo các thông số ghi trên nhãn, giúp người tiêu dùng chọn đúng các sản phẩm TKNL đang lưu thông trên thị trường. Số lượng sản phẩm sử dụng năng lượng có hiệu suất cao được dùng càng nhiều trong đời sống thì tổng mức tiết kiệm càng cao, hiệu quả kinh tế xã hội sẽ càng lớn.

Hoạt động dán nhãn TKNL ở VN đã được ghi trong chương trình hành động hợp tác năng lượng ASEAN, thông qua các kế hoạch hợp tác 1999 - 2004 và 2004 - 2009. Theo lộ trình, nhóm thiết bị gia dụng sẽ hoàn thành dán nhãn năng lượng tự nguyện trước ngày 1/7/2011. Từ ngày 1/1/2013 bắt buộc dán nhãn năng lượng đối với các sản phẩm này. Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại sẽ hoàn thành dán nhãn năng lượng tự nguyện trước ngày 1/1/2014, đến 1/1/2015 áp dụng bắt buộc dán nhãn năng lượng. Nhóm thiết bị công nghiệp sẽ hoàn thành dán nhãn tự nguyện trước ngày 1/1/2012, đến 1/1/2013 sẽ bắt buộc dán nhãn năng lượng. Nhóm sản phẩm vật liệu, phụ kiện gồm vật liệu cách nhiệt, kính, cửa sổ, tấm lợp, tấm vật liệu, các vật liệu, phụ kiện TKNL... sẽ tổ chức dán nhãn năng lượng tự nguyện và tiến tới bắt buộc từ ngày 1/1/2015.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Đề xuất bỏ quy định doanh nghiệp giữ lại 2% tiền đóng BHXH
  • Đề xuất nhiều biện pháp hỗ trợ cho người trồng cà phê
  • Niêm yết giá, có cũng như không!
  • Phải tuyệt đối an toàn trong quá trình xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân
  • Tốt hay không còn chờ!
  • Loại trừ hàng giả – yêu cầu ngày càng bức thiết
  • Dự lệnh và động lệnh
  • Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước khó về đích
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%