Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nên là 5, 10 hay 20%?

Hôm nay, Luật Ngân hàng và Luật Các tổ chức tín dụng sẽ được các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua. Một trong những quy định khiến không ít ngân hàng đau đầu được ghi trong điều luật này là vấn đề ngân hàng trong nước, nước ngoài được sở hữu bao nhiêu vốn ở các ngân hàng khác.

Cá nhân: chỉ 5% để chống lũng đoạn

Cũng như Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) đã có hiệu lực được 13 năm và qua một lần sửa đổi (năm 2004). Có lẽ trong điều kiện hiện nay, chu kỳ 7 năm phải sửa đổi là hợp lý với một văn bản luật.

Thời gian qua, các cuộc khủng khoảng kinh tế trên toàn thế giới đều liên quan đến ngân hàng và các tổ chức tài chính, dù đó là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp. Sau khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc thành lập ngân hàng mới cũng như hoạt động ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sở hữu vốn bao nhiêu… cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Dự luật sửa đổi đề nghị với cổ đông là cá nhân thì giảm tỷ lệ sở hữu từ 10% xuống còn 5%. Lý giải điều này, đại diện Ngân hàng Nhà nước từng cho rằng, để tránh sự lũng đoạn trong hoạt động ngân hàng. Thực ra sự tham gia của cá nhân trong việc thành lập và hoạt động TCTD là cần thiết, vì huy động nguồn lực trong nhân dân để phát triển kinh tế là cần khuyến khích. Do vậy, ảnh hưởng của cá nhân trong hoạt động tổ chức tín dụng là dễ hiểu.

Nhưng giải thích việc giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 5% đối với cổ đông là cá nhân nhằm tránh sự lũng đoạn trong hoạt động ngân hàng là chưa đánh giá đúng sự đóng góp của cá nhân trong việc thành lập và hoạt động của TCTD.

Với tỷ lệ sở hữu 5% cổ đông là cá nhân mà vẫn xảy ra lũng đoạn thì có phải sửa luật để giảm tỷ lệ xuống 1% không? Vấn đề quan trọng nhất là phải phát huy chức năng thanh tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước đối với các TCTD.

10% nhưng vẫn có tiền lệ 40%


Về tỷ lệ sở hữu của cổ đông là tổ chức trong nước, luật hiện hành quy định tỷ lệ sở hữu không quá 20% vốn điều lệ của TCTD, song đã có một ngoại lệ tại Ngân hàng Bảo Việt, Tập đoàn Bảo Việt đã sở hữu 40%. Hiện nay, dự luật sửa đổi đề nghị giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 10%.

Điều này cũng có thể hiểu được thông điệp muốn gửi đi từ dự luật, đó là việc tham gia thành lập TCTD của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là quan trọng, là cần thiết, là để phát huy nguồn lực trong nước…

Tuy nhiên, với thực tế hiện nay (nền kinh tế và hệ thống ngân hàng chưa thực sự vững mạnh), TCTD vẫn cần có một cổ đông lớn nhất, có vai trò chủ đạo để làm hạt nhân. Và cổ đông đó nên được quy định sở hữu cổ phần đến 20% vốn điều lệ.

Quy định về mức sở hữu vốn điều lệ trong luật đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài đang được các ngân hàng thương mại coi là bước cản đối với sự phát triển của họ. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao ngân hàng trong nước lại không được sở hữu hoặc sở hữu có điều kiện vốn điều lệ ở các ngân hàng khác? Quy định bất bình đẳng như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình sáp nhập ngân hàng khi có những vấn đề xảy ra.

Đã có thời gian các chuyên gia tranh luận có nên nới room sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng từ 30% lên 49% hay không. Câu trả lời hiện nay là không.

Có ý kiến cho rằng, cổ đông là tổ chức ngoài nước được sở hữu không quá 20% vốn điều lệ của TCTD là phù hợp với thực tế hiện nay. Các ngân hàng chọn cổ đông chiến lược là đối tác nước ngoài thì mục tiêu cũng là để tiếp cận nguồn vốn, kỹ năng quản trị, phương pháp điều hành cũng như xử lý rủi ro…

Nếu tỷ lệ sở hữu của cổ đông là tổ chức ngoài nước thấp dưới 15% sẽ không hấp dẫn, dẫn đến nhiều ngân hàng không có cơ hội hợp tác với các tổ chức nước ngoài. Vấn đề là cần cho phép cân bằng nội-ngoại về mức sở hữu vốn ở mức 20% vốn điều lệ tại các ngân hàng là hợp lý.

Quy định không hợp lý trong vấn đề sở hữu vốn điều lệ tại các ngân hàng, trong thời kỳ hội nhập sẽ tạo lệch pha, luật nếu có thông qua sẽ lại phải cần thêm nhiều văn bản hướng dẫn, giấy phép con. Kinh nghiệm 13 năm thực hiện Luật Các TCTD đòi hỏi các nhà làm luật có tầm nhìn và bước đi phù hợp.

(Thanh niên)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Bán 20% nhà ngoài sàn, nên hay không?
  • Dự luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Còn quá sơ sài
  • Dự án trồng rừng keo tại Bắc Kạn : 8 năm công cốc
  • Vẫn còn chờ luật
  • Đầu tư xây nhà ở thu nhập thấp tại Đà Nẵng : Vướng từ nhiều phía
  • Trạm thu phí Xa lộ HN đặt camera sai vị trí: DN bị thu phí oan
  • Xử lý xả rác bừa bãi ở Hà Nội: Ai phạt, phạt ai?
  • Nên đưa thuốc lá vào đối tượng chịu thuế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%