Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư xây nhà ở thu nhập thấp tại Đà Nẵng : Vướng từ nhiều phía

Mặc dù đã xây xong tầng 6 nhưng Vincon vẫn chưa được ký hợp đồng bán nhà để huy động vốn, đẩy nhanh tiến độ

Được đánh giá là DN đi tiên phong trong việc đầu tư xây nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại Đà Nẵng nhưng đến nay, dự án do Cty CP Đầu tư Tài chính và Bất động sản Vincon (Vincon) làm chủ đầu tư vẫn phải nhiều lần lỡ hẹn. Điều đáng nói, việc lỡ hẹn này không phải lỗi từ phía chủ đầu tư.

Dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại TP Đà Nẵng do Vincon làm chủ đầu tư được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 29/5/2009 bao gồm 8 đơn nguyên cao 7 tầng với 805 căn hộ là khu dân cư cuối tuyến Bạch Đằng Đông và khu dân cư số 2 đường Nguyễn Tri Phương. Theo chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng và cam kết của chủ đầu tư thì đến trước Tết Nguyên đán 2010, dự án sẽ bàn giao và đưa vào sử dụng để nhân dân có nhà đón Tết. Tuy nhiên, mặc dù đã hơn một lần phải điều chính tiến độ, nhưng đến nay chắc chắn dự án sẽ khó mà đưa vào sử dụng đúng thời hạn.

Vướng từ chính quyền địa phương...

Khi được chất vấn về tiến độ bàn giao nhà, ông Phạm Hữu Phùng - Phó TGĐ Vincon cho biết: hiện khu A - B cuối tuyến Bạch Đằng Đông với 658 căn hộ đã đổ xong sàn tầng 6, khu C đường Nguyễn Tri Phương với 147 căn hộ đã đổ xong sàn tầng 2. Và với tiến độ như hiện nay, chắc chắn Vincon sẽ không thể thực hiện theo đúng tiến độ mà UBND TP Đà Nẵng mới điều chỉnh lại là ngày 30/6/2010. Ông Phùng cũng buộc phải thừa nhận nguyên nhân của sự chậm trễ chính là do Cty đang rất khó khăn về vốn vì UBND TP Đà Nẵng chưa đồng ý cho Vincon ký hợp đồng bán nhà với lý do đang chờ thẩm định lại danh sách đối tượng mua nhà.

Tuy nhiên, Thông tư số 36/2009 của Bộ Xây dựng ban hành ngày 16/11/2009 hướng dẫn việc bán và cho thuê nhà ở thu nhập thấp đã nêu rõ: “Đối với nhà ở thu nhập thấp dành để bán theo hình thức trả tiền một lần hoặc trả chậm, nếu chủ đầu tư thỏa thuận huy động tiền ứng trước của khách hàng thì công trình đó phải có thiết kế đã được phê duyệt và đã xây dựng xong phần móng”. Đối với dự án của Vincon đã được hoàn thành mọi thủ tục pháp lý trong đó có phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế và đơn giá bán là 4,238 triệu đồng/m2. Và ngay tại thời điểm đó, Vincon đã đệ trình một danh sách hơn 600 người là đối tượng mua nhà lên UBND thành phố. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại khi mà cả 2 khu do Vincon đầu tư thi công xong phần móng đã lâu, thậm chí khu cuối tuyến phố Bạch Đằng Đông đã đổ sàn tầng 6 rồi mà phía cơ quan quản lý là UBND TP Đà Nẵng vẫn chưa phê duyệt danh sách mua nhà và vì vậy Vincon chưa được phép... bán nhà.

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là sau rất nhiều lần nhận được đề nghị từ phía Vincon xin cho phép bán nhà để huy động vốn đẩy nhanh tiến độ dự án thì ngày 2/3/2010, UBND TP Đà Nẵng đã ra Công văn số 1288/UBND: “Yêu cầu Vincon tập trung nhân lực triển khai thi công dự án theo đúng tiến độ”, đồng thời trả lời “việc phê duyệt danh sách các đối tượng đăng ký mua căn hộ chung cư, UBND thành phố sẽ xem xét, giải quyết vào thời điểm thích hợp”. Không hiểu với cách trả lời như vậy thì theo UBND Đà Nẵng thời điểm thích hợp sẽ là khi nào ? Điều này phải chăng là nguyên nhân gây ra khó khăn cho nhà đầu tư và là nguyên nhân trực tiếp đã làm chậm tiến độ dự án ?

Không những thế, quyết định trên còn ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng mua nhà do phía HD Banhk chi nhánh Đà Nẵng đã gửi công văn xác nhận đã có gần 400 hồ sơ mua nhà mà Vincon đệ trình đã được chấp thuận tài trợ vốn và thời hạn để hoàn thành các hồ sơ vay vốn trên là đến hết 30/7/2010. Tuy nhiên đến nay, thời hạn sắp hết mà UBND TP Đà Nẵng vẫn chưa phê duyệt xong đối tượng mua nhà. Như vậy người dân sẽ khó có cơ hội được hưởng lợi từ những chính sách trên do họ khó có thể hoàn thành các thủ tục pháp lý mà phía ngân hàng yêu cầu chỉ trong một thời gian rất ngắn. Điều đáng bàn, đây chính là trường hợp đầu tiên và duy nhất hiện nay trên toàn quốc mà theo yêu cầu của chủ đầu tư, ngân hàng tài trợ vốn cho người dân vay để mua nhà thu nhập thấp.

... Vướng cả chính sách

Không chỉ chịu những bất lợi từ phía địa phương, ngay cả những chính sách từ phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng có những điều khá bất hợp lý. Tại khoản 2 điều 4 của Quyết định 67/2009/QĐ – TTg nêu rõ: Giá bán nhà thu nhập thấp do chủ đầu tư dự án xây dựng theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng, kể cả lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức tối đa 10% chi phí đầu tư. Về quy định này, không chỉ phía Vincon mà ngay cả các nhà đầu tư khác cũng cho rằng  hiện nay lãi suất cho vay đầu tư từ phía ngân hàng dao động trong khoảng từ 12 - 15 %, trong đó lợi nhuận cho phép các chủ đầu tư chỉ là 10 % tức là dưới mức lãi suất mà ngân hàng cho các chủ đầu tư vay. Ngay cả khi Vincon đã bỏ ra hơn 100 tỷ đồng để đầu tư đến thời điểm hiện tại thì khi tiếp xúc với các ngân hàng, họ cũng liên tục bị từ chối vì lý do dự án không khả thi khi mà lợi nhuận lại thấp hơn lãi suất vay từ phía ngân hàng.

Không những thế, một nghịch lý nữa là nếu áp dụng mức lợi nhuận đồng hạng là 10% chi phí đầu tư thì chủ đầu tư nào có giải pháp thi công và công nghệ tốt, cộng với việc tiết kiệm trong chi phí đầu tư dẫn đến tổng giá thành xây dựng thấp thì chính họ lại chỉ được hưởng tổng mức lợi nhuận thấp hơn những nhà đầu tư có chi phí đầu tư cao. Vậy chẳng nhà đầu tư nào dại gì mà hạ thấp chi phí đầu tư, điều này làm cho giá bán cao thêm và chính những người có thu nhập thấp sẽ phải chịu mức giá này.

Thiết nghĩ đã đến lúc các ngành liên quan cùng các cấp của TP Đà Nẵng cần phải xem xét lại những quyết định bất hợp lý của mình để tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư triển khai những chủ trương chính sách rất đúng đắn về việc giải quyết nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp của Chính phủ.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Trạm thu phí Xa lộ HN đặt camera sai vị trí: DN bị thu phí oan
  • Xử lý xả rác bừa bãi ở Hà Nội: Ai phạt, phạt ai?
  • Nên đưa thuốc lá vào đối tượng chịu thuế
  • “Sống dở chết dở” với hệ thống đăng ký kinh doanh mới?
  • Khi nào bán nhà theo Luật?
  • Chưa dứt tình trạng nợ đọng văn bản
  • Đi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa: Chờ ngày qua ngày
  • Gỡ “nút thắt” trong cấp phép xây dựng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%