Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án trồng rừng keo tại Bắc Kạn : 8 năm công cốc

Đống gỗ keo nhà ông Biền phơi nắng, mưa đã 3-4 tháng

Trải qua 8 năm trồng, quản lý, chăm sóc rừng keo theo hợp đồng ký kết với Cty nguyên liệu giấy Sông Cầu (nay là Cty Lâm nghiệp Bắc Kạn), bà con nông dân tại huyện Ba Bể, Bắc Kạn hầu như đã tay trắng. Rừng keo đã đến tuổi thu hoạch nhưng bán hết keo cũng không đủ tiền chi phí. 

Cây keo đã một thời được đánh giá là cây xóa đói giảm nghèo tại Bắc Kạn. Nhưng nhiều người dân tại huyện Ba Bể than thở, ai đã trót trồng keo thì chỉ đói thêm. Công lao động 7 – 8 năm coi như bằng không. Khi ký hợp đồng, Cty Lâm nghiệp Bắc Kạn (LNBK) cam kết mua cả cây lẫn cành. Nhưng đến nay, Cty chỉ mua phần thân có đường kính từ 30 cm trở lên ?

Vì sao vi phạm hợp đồng ?

Thực hiện chủ trương đầu tư xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy chế biến tinh bột giấy của tỉnh Bắc Kạn, từ năm 2002 Cty Lâm nghiệp Bắc Kạn đã ký hợp đồng trồng rừng keo làm nguyên liệu với bà con nông dân các huyện trong tỉnh nhà. Theo đó, Cty cho bà con vay vốn mua giống, phân bón không tính lãi. Đổi lại, nông dân phải bán lại toàn bộ số gỗ cho Cty, để Cty thuận lợi trong việc thu hồi vốn vay.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhà máy chế biến tinh bột giấy vẫn chỉ nằm trên giấy. Theo ông Lê Ngọc Lợi – Chủ tịch UBND xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, khi ký hợp đồng trồng rừng với nông dân, Cty cam kết sẽ mua hết toàn bộ cây và cành để làm bột giấy. Thực tế hiện nay, Cty chỉ mua thân cây có phần vanh 30 cm trở lên (đường kính 30 cm). Theo giá thu mua của Công ty LNBK thì mỗi khối gỗ keo nguyên liệu dao động từ 350 nghìn đồng đến 700 nghìn đồng, với điều kiện gỗ keo phải đạt vòng vanh từ 30 cm đến 70 cm. Ông Lợi cho biết, xã hiện có khoảng 200 ha rừng keo, do đất rừng xấu nên đã trồng 8 năm nhưng cây không lớn. Gỗ keo cũng là món ăn khá ưa thích của mối. Do vậy, mỗi ha rừng nếu thuận lợi cũng chỉ đạt khoảng 50 - 70 m3 thương phẩm, còn loại gỗ từ 60 – 70 cm vòng vanh thì hầu như không có. Thêm khó khăn nữa là việc vận chuyển ra đường cái quá xa, sau khi trừ công cưa máy, róc vỏ, khuân vác, thiết kế... chỉ còn lại không đáng kể.

Trung bình mỗi mét khối gỗ tại Hà Hiệu chỉ bán từ 350 – 450 ngàn đồng, nếu gỗ được đưa sát tới đường cái. Mỗi mét khối gỗ còn phải trả Cty 20 ngàn đồng tiền thiết kế (tiền đo đạc tính toán trữ lượng). Hộ nào không khai thác được thì phải bán thẳng cho Cty tại rừng với giá 170 ngàn đồng/m3. Ông Dương Văn Biền – nông dân xã Hà Hiệu cho biết, gia đình ông đã trồng 1,6 ha keo từ năm 2002. Do bị mối ăn nhiều nên đến nay, diện tích rừng keo nhà ông chỉ còn khoảng 1 ha, với tổng trữ lượng khoảng 20 m3. Như vậy, hộ nhà ông Biền sẽ thu được khoảng 7 – 8 triệu đồng. Ông Biền nhẩm tính, mỗi hộ như gia đình ông được Cty cho vay 1 triệu đồng tiền mua giống từ năm 2002, tạm ứng 2,5 triệu trước Tết 2009. Trong khi, chi phí về giống, thuốc trừ sâu, công khai thác cũng gần 7 triệu đồng. 8 năm trồng và chăm sóc rừng của gia đình ông giờ thành công cốc.

Nông dân thiệt đơn thiệt kép

Làm thế nào để tháo gỡ khó khăn cho bà con nông dân trồng keo tại Bắc Kạn ? DĐDN sẽ chuyển câu trả lời của Cty LNBK và UBND tỉnh Bắc Kạn trong số báo tới.

Đã thế, nhiều gia đình chặt xong, xếp gỗ dọc theo đường cái hàng tháng vẫn không thấy Cty đến chở. Hộ ít thì 2 – 3 tháng, nhiều thì gần nửa năm, gỗ keo chặt xếp phơi mưa, nắng hai bên đường khiến khô nứt và kém chất lượng. Cũng theo ông Biền, gỗ keo phơi nắng hầu hết đều bị nứt. Tuy nhiên, khi đo gỗ tính khối, cán bộ Cty đã trừ phần gỗ bị nứt. Như vậy là lại một lần nữa lỗi do Cty nhưng nông dân phải chịu ! Nông dân luôn bị nắm đằng lưỡi. Khi ký hợp đồng trồng rừng, đáng nhẽ nông dân cũng phải được cầm 1 bản thì họ chỉ được ký, còn Cty cầm hợp đồng. Tuy nhiên, nông dân vẫn thực hiện nghiêm túc chỉ bán gỗ cho Cty, không tự ý bán ra ngoài. Trong khi Cty vẫn đang lúng túng tìm đầu ra, gỗ keo của bà con cứ ngày một kém chất lượng. Theo ông Lê Ngọc Lợi, một phần đáng kể diện tích rừng keo của bà con là keo tai tượng. Theo kinh nghiệm, giống keo này cứ để 12 năm mà chặt xuống thì thế nào cũng rỗng ruột. Cây gỗ sẽ nhẹ và kém chất lượng. Nông dân biết bán cho ai ? Xã Hà Hiệu mới khai thác được khoảng 70 ha tương đương trên 30% diện tích rừng keo. Số diện tích keo còn lại, bà con chỉ mong được Cty thu mua nốt trong năm nay, để chuyển sang trồng loại cây khác hiệu quả hơn.

Thực tế, thời gian vừa qua, Cty LNBK tìm cách xuất khẩu gỗ theo đường biển nên chi phí vận chuyển rất lớn. Chi phí để Cty chở gỗ xuống cảng Hải Phòng đã tương đương giá gỗ tại Bắc Kạn. Trong khi, thời gian từ khi ký hợp đồng bán gỗ với khách hang đến tổ chức khai thác rồi vận chuyển xuống cảng kéo dài tới cả hơn nửa năm. Do đó, Cty đã không thực hiện được đúng hạn hợp đồng.

Việc trồng rừng keo đã bị tính sai, nay lại thêm nỗi lo tuột mất cơ hội kinh doanh. Theo ông Tùng – chủ một xưởng xẻ gỗ tại Bắc Kạn, thời gian này cũng là lúc gỗ keo đang bán được giá. Chính vì vậy, Cty LNBK cần nhanh chóng tổ chức khai thác và mở rộng đối tượng tiêu thụ, để bà con nông dân sớm tiêu thụ được cây keo mà chuyển sang trồng loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Vẫn còn chờ luật
  • Đầu tư xây nhà ở thu nhập thấp tại Đà Nẵng : Vướng từ nhiều phía
  • Trạm thu phí Xa lộ HN đặt camera sai vị trí: DN bị thu phí oan
  • Xử lý xả rác bừa bãi ở Hà Nội: Ai phạt, phạt ai?
  • Nên đưa thuốc lá vào đối tượng chịu thuế
  • “Sống dở chết dở” với hệ thống đăng ký kinh doanh mới?
  • Khi nào bán nhà theo Luật?
  • Chưa dứt tình trạng nợ đọng văn bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%