Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những cải tiến không hợp lý!

Bộ Tài chính đã hoàn thành dự thảo một nghị định mới (Dự thảo nghị định) về phát hành trái phiếu doanh nghiệp thay thế cho Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19-5-2006 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 52) và nội dung về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế quy định tại Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 4-6-2009 (gọi tắt là Nghị định 53) của Chính phủ về phát hành trái phiếu quốc tế.

Nghiên cứu, soạn thảo và ban hành một nghị định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp thay thế Nghị định 52 và Nghị định 53 là cần thiết khách quan vì từ năm 2006 đến nay, nền kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi. Hơn nữa, đưa nội dung phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế vào chung trong một nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp là hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thực hiện và cả công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước.

Đặc biệt, Dự thảo nghị định đã dành trọn chương III, từ điều 27 đến điều 34 để quy định về việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế - vấn đề rất quan trọng nhưng không được quy định tại Nghị định 52. Chương này đã đề cập đến hàng loạt vấn đề cơ bản, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế.

Tuy nhiên, để Dự thảo nghị định hợp lý hơn, đảm bảo tính khả thi và sự minh bạch cao hơn, cần nghiên cứu thêm những vấn đề sau:

Trước hết, đề nghị không đưa “Doanh nghiệp nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp” vào phạm vi điều chỉnh của nghị định này. Cần khẳng định, các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện chuyển đổi nêu trên và đang trong quá trình chuyển đổi không được phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Bởi lẽ, một trong những điều kiện bắt buộc để được phép phát hành trái phiếu là doanh nghiệp phải ổn định. Song, nếu việc phát hành trái phiếu thực hiện trước khi chuyển đổi và ngay sau đó doanh nghiệp được chuyển đổi (cổ phần hóa, chuyển thành công ty TNHH nhiều thành viên, bán doanh nghiệp...) sẽ tiềm ẩn những rủi ro đối với các nhà đầu tư mua trái phiếu của doanh nghiệp.

Thứ hai, cần đưa việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh vào phạm vi điều chỉnh của nghị định này. Điều đó tạo ra sự thống nhất về văn bản quy phạm pháp luật và sự minh bạch trong quản lý kinh tế. Cộng đồng doanh nghiệp rất cần biết khi nào và trong những trường hợp nào thì việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ được Chính phủ bảo lãnh, không nên tạo ra một sân chơi riêng dành cho các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Thứ ba, cần kế thừa những nội dung hợp lý của Nghị định 52, bảo đảm cho Dự thảo nghị định chi tiết, cụ thể đến mức cao nhất có thể được và hạn chế việc phải ban hành quá nhiều thông tư hướng dẫn. Nghị định 52 đã quy định khá rõ ràng những điều cơ bản, cần thiết về phát hành trái phiếu trong nước.

Chẳng hạn, chương II “Điều kiện và thẩm quyền quyết định phát hành trái phiếu doanh nghiệp”, chương III “Các loại trái phiếu doanh nghiệp” với các mục như: Trái phiếu chuyển đổi và Trái phiếu không chuyển đổi. Chương IV quy định về “Phương thức phát hành trái phiếu” với những nội dung chi tiết như: Bảo lãnh phát hành, Đại lý phát hành và Đấu thầu trái phiếu... Đó là những quy định cụ thể, cần thiết nhằm đảm bảo tính khả thi và minh bạch của văn bản quy phạm pháp luật.

Song, Dự thảo nghị định mới đã “cắt bỏ” những nội dung chi tiết, cụ thể nêu trên tại Nghị định 52. Chương II của Dự thảo nghị định về “Phát hành trái phiếu trong nước” từ điều 8 đến điều 26 có nội dung quá sơ sài, nhiều quy định chung chung khó thực hiện trong thực tế. Hơn nữa, Nghị định 52 khá chi tiết, rõ ràng với 8 chương, 51 điều khoản và chỉ duy nhất có một vấn đề tại khoản 3 điều 24 được chuyển giao cho Bộ Tài chính với quy định: “Bộ Tài chính quy định cụ thể việc bảo đảm thanh toán của trái phiếu phát hành”.

Trong khi đó, tại chương II của Dự thảo nghị định đã có ít nhất hai nội dung được “chuyển giao” cho Bộ Tài chính, cụ thể là quy định tại khoản 3 điều 18: “3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về các phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp” và khoản 2 điều 19: “Bộ Tài chính quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đối với các tổ chức tham gia đầu thầu qua sở giao dịch chứng khoán, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành trái phiếu”.

Hơn nữa, “quy định cụ thể việc bảo đảm thanh toán của trái phiếu phát hành” theo khoản 3, điều 24, Nghị định 52 cũng không thể bỏ qua. Điều đó có nghĩa là, ít nhất phải có ba thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính thì nghị định mới sau khi ban hành mới có thể có hiệu lực trong thực tiễn. Tình trạng luật khung, luật ống, còn nghị định thì chỉ là “những nguyên tắc chung” do đó, sức sống của luật và nghị định phụ thuộc quá lớn vào các thông tư hướng dẫn là điều vô lý trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta. Điều đó đã được phê phán (thậm chí là khá gay gắt) trên diễn đàn Quốc hội và nhiều cuộc hội nghị, hội thảo. Do đó, “cắt ngắn” nghị định để có thêm thông tư hướng dẫn như cách làm nêu trên là đi ngược lại xu thế cải cách hành chính hiện nay.

Thứ tư, “Khuyến khích phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp; Tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp và cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp...” là cần thiết khách quan và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Song, cũng cần khẳng định rằng, phát hành trái phiếu là doanh nghiệp đã vay của cộng đồng doanh nghiệp và công dân mà không có tài sản thế chấp. Vì vậy, bên cạnh những biện pháp khuyến khích, không thể thiếu những biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng vỡ nợ của những doanh nghiệp phát hành trái phiếu, gây hậu quả dây chuyền đến sự phát triển của các doanh nghiệp khác và nền kinh tế quốc dân.

Từ đó, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Bộ Tài chính, rất nặng nề. Khoản 4, điều 46, Nghị định 52 quy định một trong những trách nhiệm của Bộ Tài chính như sau: “Đình chỉ việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp vi phạm các quy định của Nhà nước về phát hành trái phiếu”.

Trong khi đó, về trách nhiệm của Bộ Tài chính quy định tại điều 35 Dự thảo nghị định, nội dung trên đã bị xóa bỏ. Vì sao có sự “lược bỏ” một nội dung quan trọng như vậy? Cơ quan nào có trách nhiệm “đình chỉ việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp vi phạm các quy định của nhà nước về phát hành trái phiếu”? Đồng thời, tương tự như phát hành cổ phiếu, việc công bố thông tin của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên chương Công bố thông tin trong Nghị định 52.

(Theo Luật gia Vũ Xuân Tiền // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Số lượng doanh nghiệp FDI kê khai lỗ tăng
  • Điểm nóng ‘doanh nghiệp ma’
  • Chây ì như Vedan
  • Chung quanh việc đấu giá quyền sử dụng đất Vườn Non, thị trấn Thiên Tôn
  • Theo hóa đơn hay số tiền đã thu?
  • Thuế TNDN đối với báo chí : Nhiều thay đổi tích cực
  • Đơn giản hoá thủ tục thuế
  • Xử phạt lái xe không có bằng lái FC: Hàng hóa tiếp tục ùn ứ, cảng sắp tê liệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%