Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những chính sách và mong muốn của người dân

Người khuyết tật được cấp bằng lái xe hạng B1; giáo viên vùng sâu, vùng xa được kéo dài phụ cấp thu hút trên 5 năm; cán bộ không chuyên trách cấp xã được tăng phụ cấp... là những mong muốn của công dân gửi đến Cổng TTĐT Chính phủ trong 2 tuần qua.

Ước mơ của người khuyết tật

 

Giá như người tàn tật được cấp giấy phép lái xe (GPLX) hạng B1 thì cuộc sống của chúng tôi hạnh phúc biết bao! Đây là cảm xúc của ông Nguyễn Đông Nhựt (nhut337@yahoo.com, Đà Lạt) viết trong thư gửi Cổng TTĐT Chính phủ. Bản thân là một người khuyết tật, ông Nhựt mong muốn Bộ Giao thông vận tải sớm xem xét vấn đề cấp GPLX cho người khuyết tật để bản thân ông và những người bị khuyết tật được lái ô tô như bao người bình thường khác.

Ông Nhựt cho rằng ngày nay đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho người khuyết tật trong việc làm, học tập, học nghề, để họ được hòa nhập với cộng đồng. Về vấn đề tham gia giao thông, Thủ tướng Chính phủ đã có các văn bản chỉ đạo về việc sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và lưu hành xe ba bánh, xe cơ giới dùng cho người tàn tật và các chủ trương chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật. Bộ Giao thông vận tải cũng có quyết định về việc đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật (dành cho giấy phép lái xe cơ giới đường bộ hạng A1).

"Hiện nay, xe ô tô đời mới có số tự động được lưu hành rộng khắp. Những người khuyết tật một chân có thể điều khiển loại xe này rất an toàn (một chân dùng cho phanh và ga). Thiết nghĩ đã cấp GPLX hạng A1 cho người khuyết tật, sao lại không cấp GPLX hạng B1 cho họ? So với xe ba bánh, xe tự chế thì điều khiển xe ô tô đời mới sẽ an toàn hơn nhiều", ông Nhựt bày tỏ.

Vì thế, theo ông Nhựt, việc đào tạo, sát hạch và cấp GPLX hạng B1 cho người khuyết tật là rất phù hợp với các chủ trương của Nhà nước về hỗ trợ, tạo điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng.

Và mong mỏi của nhà giáo

Qua nghiên cứu Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 do Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ông Phạm Đình Quyết (quyetptcsxuanminh@gmail.com, Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) có suy nghĩ: Mỗi giáo viên chỉ được hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm. Vấn đề này là bình thường với những cán bộ giáo viên công tác đủ từ 3 đến 5 năm, nhưng sẽ rất thiệt thòi đối với những cán bộ giáo viên ở lại công tác lâu dài, bởi sau 5 năm khó khăn vẫn chưa hết.

Mặt khác, theo ông Quyết, nếu duy trì phụ cấp thu hút thì hiệu quả công tác của những cán bộ đó cũng sẽ hiệu quả hơn, có thể động viên kịp thời để cán bộ yên tâm công tác, không bị lo ngại sau 5 năm phải xin chuyển đến nơi khác. Ông Quyết rất mong Chính phủ nghiên cứu, xem xét để có chế độ chính sách tốt hơn cho cán bộ giáo viên công tác ở những nơi đây.

Đề nghị của CBCC cấp xã

Ông Nguyễn Văn Lý (NVL99@yahoo.com.vn, Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) bày tỏ: Chúng tôi là những cán bộ không chuyên trách cấp xã. Theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ thì mức thực hưởng hiện tại chỉ 730.000đ/tháng (chưa trừ công đoàn phí, đảng phí). So với vật giá hiện nay thì khó có thể đảm bảo cuộc sống gia đình. Thiết nghĩ, công việc ở bộ phận này cũng vất vả không kém gì những cán bộ công chức, chuyên trách khác, nhưng chế độ thì thấp. Tôi đề nghị Chính phủ xem xét lại mức phụ cấp này, để những cán bộ như chúng tôi có mức thu nhập đảm bảo hơn, yên tâm công tác.

Lo lắng cho tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và phức tạp, đặc biệt là tội phạm dưới tuổi thành niên. Ông Lê Xuân An (lxan228@yahoo.com, Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) băn khoăn, hiện nay lực lượng an ninh tuyến cơ sở như công an xã, phường, thị trấn, dân quân... là tuyến bảo vệ dân gần nhất lại chưa được chú ý đến việc trang bị trang thiết bị hiện đại như: xe chuyên dụng, công cụ hỗ trợ, bộ đàm...

Vì thế ông An có một vài góp ý như sau: Nên thiết lập tổng đài 113 là tổng đài chung cho toàn tỉnh, thành phố, khi có vấn đề gì liên quan đến an ninh trật tự thì người dân chỉ cần gọi đến số này là có cảnh sát tuyến cơ sở đến giúp đỡ. Bởi hiện nay, theo ông An, tổng đài này chỉ phục vụ cho các khu trung tâm thành phố.

Ông An đề nghị Chính phủ xem xét, có chính sách phù hợp để trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại cho lực lượng an ninh tuyến cơ sở như xe chuyên dụng, công cụ hỗ trợ, máy tính, camera quan sát địa bàn... Có những thiết bị này thì lực lượng an ninh thường xuyên tuần tra hơn, thể hiện được sức mạnh của lực lượng này. Và cũng nên có chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với lực lượng công an xã.

(Theo Tin Chính phủ)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Nên làm rõ khái niệm “điều khoản bất bình đẳng”
  • Cẩn trọng vi phạm hợp đồng
  • NĐ 51: "Quàng" thêm nhiều việc cho doanh nghiệp
  • Dự án xử lý rác tại huyện Đất Đỏ: Vướng vì... đơn vị tính toán
  • Đề nghị chỉnh sửa 4.000/5.000 thủ tục hành chính được rà soát
  • Tranh chấp hợp đồng giữa công ty Việt Hàn và K.P.I: Bỏ cuộc vì bị xử ép!
  • Việc tố cáo trạm thu phí Xa lộ Hà Nội: Giải thích chưa thỏa đáng
  • Doanh nghiệp nào phải bỏ hơn 100 tỷ đồng mua vỏ bình ga?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%