Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quyền sở hữu không chỉ nặng về vốn

Sau thời điểm ngày 1/7/2010, Nhà nước phải hành xử không chỉ như một chủ sở hữu về vốn, mà cần thực hiện đầy đủ quyền chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
 
Lúng túng xác định quyền

Quyền chủ sở hữu DNNN bao gồm các quyền quyết định các vấn đề quan trọng của DN, từ vốn liếng đến bổ nhiệm cán bộ, phê duyệt điều lệ, giám sát, đánh giá, hưởng lợi từ kết quả kinh doanh…

Với DN 100% vốn, Nhà nước là chủ duy nhất, toàn quyền bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, phê duyệt điều lệ, quyết định các vấn đề quan trọng của DN… Với công ty cổ phần, hoặc TNHH hai thành viên trở lên, Nhà nước là một trong số các chủ sở hữu, quyền của chủ sở hữu  được thực hiện tương ứng với tỷ lệ vốn góp.

Vấn đề là ở chỗ, trong nhận thức, kể cả trong văn bản pháp luật,  quyền chủ sở hữu về vốn vẫn thường coi trọng hơn. Quan niệm này chưa sát và chưa toàn diện, có thể dẫn đến xem nhẹ thực hiện các quyền khác của chủ sở hữu nhà nước, trong khi lại chưa thực hiện đầy đủ, thống nhất, tập trung các quyền này.

Đơn cử với quyền giám sát, kiểm soát, đánh giá của chủ sở hữu đối với vốn nhà nước tại DNNN. Trong các báo cáo sơ kết đánh giá của các DNNN hay của khu vực DNNN, các chỉ tiêu được quan tâm thường là  con số tăng trưởng (tuyệt đối hoặc tương đối) về vốn, tài sản, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách… Trong khi hiệu quả là phần chìm của bức tranh này chưa được bộc lộ, chưa được giám sát, kiểm soát, đánh giá và phân tích sâu. Đặc biệt, phải kể tới hạn chế của quản lý DNNN.

Nhà nước cần đánh giá DN không chỉ về bảo toàn và phát triển vốn, mà cần toàn diện hơn và tùy thuộc loại DN, ví trí, tầm quan trọng của DN. Đối với một DNNN nói chung, cần chú trọng hơn đến đánh giá mục tiêu về hiệu quả đầu tư kinh doanh, hiệu quả sinh lời từ vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu, việc phát triển của DN. Với các DNNN đặc biệt như các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty lớn, DNNN quan trọng, bên cạnh mục tiêu chung của một DNNN, cần có giám sát, đánh giá, kiểm soát mục tiêu phát triển DN trong khuôn khổ ngành nghề kinh doanh chính, phát triển thành các DN nòng cốt có sức lôi kéo, lan toả trong ngành, lĩnh vực chính đó. Với DNNN công ích, trọng tâm là mục tiêu và hiệu quả hoạt động công ích. Với DNNN ở vị thế độc quyền, cần xem xét lợi thế kinh doanh và cả hệ luỵ từ vị thế độc quyền với nền kinh tế.

Bên cạnh đó, chủ sở hữu nhà nước không thể không giám sát, đánh giá những vấn đề cụ thể và quan trọng khác như cán bộ do mình bổ nhiệm; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do chủ sở hữu ủy quyền...

Đặc biệt, Chính phủ cần quyết định những vấn đề cần giám sát, kiểm soát, đánh giá; các tiêu chí và phương pháp đánh giá; lập hệ thống thông tin, số liệu, dữ liệu cập nhật, thống nhất, đầy đủ, sát thực để giám sát, đánh giá... Làm được như vậy, sẽ có cơ sở vững chắc hơn để đánh giá đúng và sát về DNNN và thực hiện đầy đủ hơn quyền chủ sở hữu DNNN.

Lúng túng phân vai

Mặc dù yêu cầu thực hiện quyền chủ sở hữu DNNN là như vậy, nhưng quản lý DNNN hiện nay chủ yếu vẫn trong hệ thống các cơ quan trước đây, chưa có nhiều đổi mới. Thực tế, các cơ quan này dàn trải ở các bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố và các tập đoàn, tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Vấn đề đang nổi lên là làm thế nào để đổi mới hệ thống quản lý cũ trong bối cảnh mới. Cơ chế thị trường, hội nhập, hoạt động theo Luật DN đòi hỏi DNNN phải tự chủ, độc lập hơn, mang tính “công ty” hơn, nhưng cũng yêu cầu chủ sở hữu nhà nước phải chủ động, năng động, trách nhiệm hơn và tập trung hơn (cả về đầu mối lẫn các căn cứ, tiêu chí quản lý, giám sát), loại bỏ can thiệp trực tiếp, hoặc gián tiếp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh. Điều đó đồng nghĩa với việc Nhà nước phải đổi mới hệ thống quản lý cũ, thu gọn đầu mối và phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan này, thậm chí, cần tính đến có cơ quan chuyên trách về chủ sở hữu nhà nước.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Kinh nghiệm của Trung Quốc vào cuối những  năm 90 của thế kỷ trước và đầu những năm 2000 cũng đáng để suy ngẫm. Trung Quốc đã thực hiện chính sách thu gọn các bộ, tách chức năng chủ sở hữu của các bộ có quản lý DNNN và chuyển chức năng này sang Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước (SASAC) thành lập năm 2003.

SASAC trực thuộc Chính phủ, trở thành cơ quan chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước, giám sát và kiểm soát tài sản nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty do trung ương quản lý, tập trung vào 3 việc lớn là quản lý, giám sát những công việc quan trọng;, quản lý, giám sát con người và quản lý, giám sát tài chính.

SASAC có bộ máy và cán bộ chuyên trách, chuyên nghiệp, chuyên tâm vào quản lý, giám sát DNNN, thu thập, tích lũy thông tin, cơ sở dữ liệu, đưa ra phương pháp, tiêu chí giám sát, đánh giá và trực tiếp tiến hành. Ở cấp tỉnh, cũng thành lập các cơ quan tương tự để quản lý, giám sát tập đoàn, DNNN do tỉnh quản lý. SASAC ở trung ương và cấp tỉnh không thực hiện các chức năng quản lý nhà nước (ban hành, thực hiện chính sách, xây dựng pháp luật).

(*) Trưởng Ban Đổi mới DN (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)

(Theo TS.Trần Tiến Cường (*) // Báo đầu tư)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%