Năng lực kiểm nghiệm ATVSTP có hạn, việc hậu kiểm chưa thường xuyên, lực lượng thanh tra y tế mỏng, chế tài xử phạt chưa nghiêm là nguyên nhân chính lý giải về tình trạng chất lượng thực phẩm vẫn là nỗi lo hàng đầu của người dân và nhà quản lý thời gian qua.
Tăng cường khâu hậu kiểm chất lượng thực phẩm. Ảnh: Chinhphu.vn |
Mặc dù chúng ta đã ban hành các quy chuẩn, quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) nhưng hiện cả nước có tới 9,7 triệu hộ sản xuất thực phẩm không theo một quy trình nào cả. Thực tế cho thấy rất ít khi xảy ra ngộ độc thực phẩm ở những nhà máy sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt quy trình về an toàn thực phẩm. Dó đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho rằng phái có hậu kiểm thực phẩm để phát hiện sớm nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.
Hiên nay ngoài các sở y tế địa phương, các viện vệ sinh dịch tễ, viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và thanh tra các cấp, còn có hơn 12 đơn vị chịu trách nhiệm kiểm soát thực phẩm. Tuy nhiên, tỷ lệ những sản phẩm được hậu kiểm còn thấp trong khi thực phẩm lưu hành hàng ngày lại có nguy cơ rất cao về mất VSATTP.
Theo báo cáo của Cục ATVSTP, năng lực của Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia và 4 trung tâm kiểm nghiệm khu vực còn rất hạn chế do trang thiết bị chưa đồng bộ, nhân lực chưa bắt kịp yêu cầu chuyên môn… Tại các tỉnh và thành phố trong cả nước khả năng kiểm nghiệm cũng còn rất hạn chế.
Để nâng cao chất lượng, năng lực kiểm nghiệm của hệ thống, cuối năm 2009 và trong năm 2010 Bộ Y tế đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa trang thiết bị cho Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia, 74,2 tỷ đồng cho Viện Vệ sinh y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh, 16 tỷ đồng cho Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, 12 tỷ đồng cho Viện Pasteur Nha Trang. Cũng trong năm 2010, 46 trung tâm y tế dự phòng sẽ được Ngân hàng Phát triển châu Á cấp trang thiết bị tế theo chuẩn quốc gia.
Tropng thời gian qua, việc kiểm soát thực phẩm nhập khẩu (nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, sản phẩm thực phẩm, bao bì tiếp xúc với thực phẩm) vào Việt Nam năm 2009 đã giảm đáng lể. Số lô hàng trốn kiểm tra nhà nước đã giảm 96,5%. Số sản phẩm nhập khẩu được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm năm 2009 tăng 49,5% so với 2008.
Bên cạnh việc nâng cấp trang thiết bị kiểm nghiệm, đẩy mạnh công tác hậu kiểm đối với sản suất, chế biến tiêu thụ thực phẩm, xây dựng các quy định chế tài liên quan đến ATVSTP thì nhân tố con người vẫn đóng vai trò quyết định. Ngoài lực lượng thanh tra chuyên ngành từ Bộ và các Cục chức năng, lực lượng thanh tra y tế cũng cần được xây dựng, mở rộng tới tuyến xã, phường.
Ông Trịnh Quân Huấn khẳng định, đặc thù của sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam là mô hình cá nhân nhỏ lẻ, hộ gia đình. Do vậy nếu lực lượng thanh tra không đủ hùng hậu thì sẽ không thể bao quát hết cũng như kịp thời phát hiện những vi phạm về ATVSTP.
2 Nghị định sắp được ban hành tới đây với các quy định về thanh tra và xử phạt hành chính riêng trong lĩnh vực ATVSTP được kỳ vọng sẽ giải tỏa bớt khó khăn về nhân lực, về chế tài... nhằm nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.
(Theo Nguyệt Hà // Tin Chính phủ)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com