Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tỷ giá tính thuế nhập khẩu : Mâu thuẫn từ... văn bản quy phạm

Ngân hàng nhà nước vừa công bố thay đổi tỷ giá USD với đồng VN. Tuy nhiên, điều các DN băn khoăn là việc quy định tỉ giá tính thuế đối với hàng hoá NK hiện nay còn mâu thuẫn, dễ dẫn gian lận và... làm khó DN.

Các DN phản ánh, quy định giữa Nghị định 149/2005/NĐ-CP và Thông tư 79/2009/TT-BTC hiện có một số điểm chưa thống nhất: Tại khoản 2, Điều 98 Thông tư 79/2009/TT-BTC quy định: “ Trường hợp người nộp thuế kê khai trước ngày đăng ký tờ khai hải quan thì tỷ giá tính thuế được áp dụng theo tỷ giá tại ngày người nộp thuế đã kê khai, nhưng không quá ba ngày liền kề trước ngày đăng ký tờ khai hải quan”. Theo quy định này, nếu DN đã kê tờ khai trước ngày đăng ký tờ khai thì được sử dụng tỷ giá công bố của ngày kê khai để tính thuế nhưng không quá 3 ngày liền kề trước ngày đăng ký tờ khai. Tuy nhiên, Khoản 3, Điều 7 Nghị định 149/2005/NĐ-CP quy định “Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với tiền nước ngoài dùng để xác định giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước VN công bố tại thời điểm tính thuế được đăng trên Báo Nhân dân, đưa tin trên trang điện tử hàng ngày của Ngân hàng nhà nước VN; trường hợp vào các ngày không phát hành Báo Nhân dân, không đưa tin lên trang điện tử hoặc có phát hành, có đưa tin lên trang điện tử nhưng không thông báo tỷ giá hoặc thông tin chưa được cập nhật đến cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó”. Như quy định này thì người nộp thuế chỉ được phép sử dụng tỉ giá để tính thuế là tỉ giá công bố của ngày đăng ký tờ khai và chỉ những trường hợp cơ quan hải quan không có hoặc không thể có tỷ giá của ngày đăng ký tờ khai thì mới được phép sử dụng tỷ giá công bố của ngày liền kề trước đó.

Rõ ràng đây là mâu thuẫn giữa Thông tư 79/2009/TT-BTC và Nghị định 149/2005/NĐ-CP trong quy định về tỉ giá tính thuế hàng NK. Căn cứ khoản 2, Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng căn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn” thì văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn là quy định tại Điều 7 Nghị định 149/2005/NĐ-CP.

Tỉ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm tính thuế.

Mâu thuẫn giữa Thông tư 79/2009/TT-BTC và Nghị định 149/2005/NĐ-CP trong quy định về tỷ giá tính thuế hàng nhập khẩu dẫn tới một hiện tượng: cùng một mặt hàng và cùng nhập khẩu vào một thời điểm, nhưng hai lô hàng A và B nhập khẩu qua cửa khẩu Hải Phòng và cửa khẩu Lào Cai có khi lại được tính thuế theo hai tỷ giá khác nhau!

Ví dụ, ngày 17/8/2010, khi Ngân hàng nhà nước thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD áp dụng cho ngày 18/8/2010 từ mức 18.544 VND lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%). Nếu vào ngày này, DN đăng ký nhập vài lô hàng lớn như sắt thép, đặc biệt là dầu thô thì số thuế chênh lệch đã là tiền tỷ so với chỉ một ngày trước đó.

Được biết, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu thay cho Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005, có hiệu lực từ 1/10/2010. Theo đó, tỉ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm tính thuế.

Hi vọng từ 1/10 tới đây, tỷ giá tính thuế nhập khẩu sẽ được thống nhất một mối, giảm nỗi thắc thỏm triền miên của các DN nhập khẩu khi tỷ giá đổi thay...

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Thông tư 13: Bước đi cứng rắn
  • Cộng phí dỡ hàng vào trị giá tính thuế hàng NK: DN không đồng tình
  • Doanh nghiệp hụt hơi "chắn nước đầu nguồn"
  • Thủ tục hải quan điện tử: Cuộc cách mạng vì DN
  • Nông dân sắp được bảo hiểm rủi ro thiên tai, dịch bệnh
  • Triển khai Luật Nhà ở: Hạn chế đầu cơ
  • Thấy gì từ những văn bản thiếu tính khả thi?
  • Sự tường minh của chính sách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%