Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vụ cám Con heo Vàng: Minh bạch nhưng không đáng tin!

Vụ việc ồn ào quanh độ an toàn của thức ăn chăn nuôi Con heo Vàng cuối cùng đã được giải quyết. Nhưng nhìn từ góc độ bảo vệ người tiêu dùng và hoạt động của doanh nghiệp, câu chuyện này thêm lần nữa cho thấy những bất cập.

Từ những tranh luận

“Lợn không thể chết vì cám Con Heo Vàng” là nội dung thể hiện trong biên bản làm việc ngày 11/3/2010 giữa các bên trong vụ việc lợn chết chưa rõ nguyên nhân tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Khẳng định này do nhà sản xuất đưa tại cuộc họp với Hội Nông dân tỉnh Nghệ An, Hội Nông dân và Phòng NNPTNN huyện Nam Đàn, nhưng không có mặt ba hộ nông dân có lợn bị chết nghi do ăn sản phẩm cám Con Heo Vàng.

Cơ sở để nhà sản xuất khẳng định lợn không thể chết do ăn cám của họ được các cơ quan thú y, phòng nông nghiệp huyện xác nhận. Ông Nguyễn Hữu Quốc, Trưởng Trạm Thú y huyện Nam Đàn khẳng định, trạm của ông và Ban Thú y xã không được biết thông tin lợn bị chết do ăn bột ngũ cốc lên men lỏng mang thương hiệu Con Heo Vàng và tại thời điểm lợn chết trên địa bàn huyện không có dịch bệnh. Qua kiểm tra, yêu cầu hộ dân xuất trình biên bản tiêu hủy lợn chết và chỉ rõ vị trí chôn lấp lợn chết… thì đều không làm được. Do đó không có cơ sở chứng minh lợn chết, chứ chưa bàn tới việc lợn có chết vì nguyên nhân sử dụng sản phẩm Con Heo Vàng hay không.

Còn đại diện Công ty TNHH VIC - nhà sản xuất sản phẩm cám Con Heo Vàng - đề nghị “cho kiểm tra các sản phẩm sản xuất cùng ngày còn trên thị trường để tổ chức lấy mẫu và cho đi khảo nghiệm để kiểm chứng. Nhà máy cam kết nếu sản phẩm của nhà máy khi sử dụng vào chăn nuôi mà lợn chết thì sẽ đền bù toàn bộ thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Doanh nghiệp này còn khẳng định: “Tất cả các sản phẩm Con Heo Vàng khi đưa ra thị trường đều được kiểm tra chặt chẽ, riêng lô sản sản phẩm cám hỗn hợp ngũ cốc cung cấp cho các trang trại hoàn toàn không có lỗi về kỹ thuật”.

Đến cơ sở đặt lòng tin

Trong các thông tin công bố tại các văn bản, cuộc họp…, VIC khẳng định, tháng 1/2010, thông qua hợp đồng với Hội Nông dân huyện Nam Đàn, công ty đã đưa vào một số trang trại tại địa phương lô hàng bột ngũ cốc ngâm men lỏng sản xuất từ ngày 26 - 28/1/2010. Do trong thành phần nguyên liệu có sử dụng mật mía cao hơn mức thông thường nên sản phẩm có hiện tượng bị vón cục. Và do thời tiết những ngày giáp Tết nóng, lạnh bất thường nên có 5 trong 6 hộ chăn nuôi sử dụng lô hàng nói trên thông báo lợn có hiện tượng tiêu chảy. Tuy nhiên, chi tiết nhà sản xuất thừa nhận thành phần mật mía trong sản phẩm “cao hơn mức thông thường” đã không được các cơ quan chức năng xem xét thấu đáo theo hướng có được phép hay không, và đánh giá tác động thực tế tới vật nuôi.

Nhìn từ góc độ người tiêu dùng, có thể thấy vụ việc lợn chết tại Kim Liên đã không được xử lý thấu đáo trên cơ sở các quy định hiện hành. Nhà sản xuất thừa nhận thay đổi thành phần của sản phẩm, thừa nhận sản phẩm có bị vón cục và mất mùi trong thời hạn sử dụng. Nhưng tác động, hay hậu quả thế nào thì lại chưa được tìm hiểu, phân tích tới cùng. Người chăn nuôi khẳng định lợn chết, nhưng lại không chứng minh được nguyên nhân là từ sản phẩm bị biến chất ấy. Và ngay cả “vật chứng” là xác lợn chết cũng không thể đưa ra được. Tất cả những thực tế ấy đã diễn ra mà không có sự giám sát của các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm và giám sát dịch bệnh v.v... Vấn đề là ở chỗ tại sao những cơ quan quản lý ấy lại có thể dễ dàng bị “qua mặt” đến thế?

Và ngay cả khi câu chuyện đã khép lại thì câu hỏi đặt ra ngay từ đầu: lợn nhà có chết vì cám Con Heo Vàng không dường như không thể có câu trả lời xác đáng và có tính thuyết phục. Nếu vậy, người tiêu dùng cuối cùng phải “bấu víu” vào đâu để tin rằng sản phẩm họ sử dụng là đúng chất lượng hay không mang mầm bệnh?

(Theo Quốc Dũng // Báo Doanh nhân)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Viết tiếp vụ Trạm thu phí Xa lộ Hà Nội: CII cố tình thu lợi bất chính
  • Thị trường Trang sức thời trang:Khi không có hàng nội trấn giữ
  • Thuê nhà được hưởng giá điện bậc thang : Quy định trên giấy
  • Dự Luật Thuế môi Trường: Cớ để xăng dầu... tăng giá?
  • Loạn " mũ" chủ quản văn phòng công chứng
  • Làm thế nào để Trọng tài Việt Nam là chỗ dựa của doanh nghiệp? (Phần 1)
  • Phòng, chống rửa tiền: kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam
  • Dự thảo Luật thuế môi trường: Năm nhóm hàng bị áp thuế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%