Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự Luật Thuế môi Trường: Cớ để xăng dầu... tăng giá?

Hiện giá xăng A92 đang ở mức 16.900 đồng/lít nhưng
DN kinh doanh xăng dầu vẫn báo cáo lỗ

Trước thông tin xăng dầu có thể chịu thuế môi trường tới 4.000 đồng mỗi lít khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại về một viễn cảnh giá xăng dầu sẽ... xác lập mặt bằng giá mới.

Luật Thuế môi trường vừa được đem ra thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó đề xuất 5 nhóm đối tượng chịu thuế gồm xăng dầu, than, dung dịch HCFC, túi nilon và thuốc bảo vệ thực vật. Theo dự luật, thuộc diện nộp thuế là các nhà sản xuất, NK hàng hóa thuộc 5 nhóm kể trên. Thuế môi trường dự kiến chỉ thu một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc NK vào VN. Nếu là hàng XK, hoặc vận chuyển quá cảnh, chuyển khẩu qua biên giới VN sẽ không phải nộp thuế. Bộ Tài chính đề xuất áp mức thuế tuyệt đối với các sản phẩm thuộc diện chịu thuế môi trường, tức là áp một số tiền nhất định tính trên đơn vị hàng hóa. Theo đó, thuế suất cao nhất áp với xăng dầu là 4.000 đồng một lít, than là 30.000 đồng mỗi tấn, túi nilon là 30.000 đồng mỗi kg.

Tuy nhiên, một số ý kiến tại Ủy ban Thường vụ cho rằng với mặt hàng xăng dầu, một số ủy viên cho rằng mức trần 4.000 đồng một lít là cao. Hiện nay thuế và phí chiếm tới 40% giá của một lít xăng, trong đó riêng phí là 1.000 đồng. Nếu áp dụng thuế suất theo dự thảo này, cho dù có trừ phí thì giá xăng dầu vẫn sẽ tăng, đồng thời dẫn tới tăng giá của nhiều hàng hóa, dịch vụ có liên quan. Vì vậy, các ủy viên này cho rằng cần tính toán hợp lý để tránh gây biến động giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới cân đối vĩ mô.

Mặt khác, có ý kiến cho rằng hiện nay không chỉ 5 nhóm hàng hóa nói trên tác động xấu đến môi trường. Vì vậy, cần rà soát lại và bổ sung đối tượng chịu thuế dựa trên nguyên tắc đã là sản phẩm gây tác động tiêu cực tới môi trường thì phải thuộc diện chịu thuế. Hiện nay VN chưa có sắc thuế riêng về môi trường để điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng các loại hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, mà chỉ áp dụng 4 loại phí bảo vệ môi trường như phí nước thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản và phí xăng dầu. Tuy nhiên theo Bộ Tài chính, trong các chính sách thuế phí hiện hành, bảo vệ môi trường chưa được xem là mục tiêu chính nên tác dụng chưa mạnh. Theo tính toán của Bộ Tài chính, khi luật có hiệu lực, số thu thuế môi trường dự kiến đạt ít nhất 14.300 tỷ đồng (tính theo mức thuế tối thiểu) hoặc cao nhất tới gần 57.000 tỷ đồng (nếu tính theo thuế tối đa).

Dự luật Thuế môi trường dự kiến trình ra Quốc hội trong hai kỳ họp tới để có thể thông qua trong tháng 11 năm nay và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2012.

(Theo Ngọc Danh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Loạn " mũ" chủ quản văn phòng công chứng
  • Làm thế nào để Trọng tài Việt Nam là chỗ dựa của doanh nghiệp? (Phần 1)
  • Phòng, chống rửa tiền: kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam
  • Dự thảo Luật thuế môi trường: Năm nhóm hàng bị áp thuế
  • Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực hải quan : Tiếp tục... cắt giảm
  • Giá sữa có giảm trong thời gian tới?
  • Các biện pháp phòng vệ chống bán phá giá, chống trợ cấp : VN sẵn sàng đối mặt với các vụ kiện
  • Dự thảo luật Công đoàn: Chủ DN... bị ép!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%