Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Loạn " mũ" chủ quản văn phòng công chứng

Thời gian qua, biển hiệu của doanh nghiệp (DN) đã nhiều lần được nhắc nhở vì vi phạm pháp luật nhưng chỉ ở góc độ kích cỡ, màu sắc, ngôn ngữ... dù “mũ” của chúng nhiều lúc sai lè.

Điều đáng nói là ngay cả các văn phòng công chứng (VPCC) – loại hình DN hoạt động theo mô hình DN tư nhân hoặc công ty hợp danh…cũng  tự sản xuất cho mình một cái “mũ” có “dính tý” Nhà nước để “nâng cơ” trong mắt khách hàng.

Văn bản pháp luật “bí” đường

Trên biển hiệu, các đơn vị, cơ quan Nhà nước (“mũ”) được viết ở trên tên của DN có nghĩa đó là đơn vị chủ quản. hướng dẫn nghiệp vụ cho DN cũng như cùng chịu trách nhiệm với DN khi có vấn đề xảy ra.

Theo khoản 1 Điều 26 Luật Công chứng, VPCC do một Công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, còn VPCC do hai Công chứng viên trở lên thành lập thì theo mô hình công ty hợp danh. Các loại hình này VPCC này tự chịu trách nhiệm về hoạt động và chỉ chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp về lĩnh vực công chứng, chứ không phải là đơn vị trực thuộc của Sở Tư  pháp.

Vậy mà nhiều tỉnh thành trên cả nước, các VPCC dường như cũng đang rơi vào tình huống “loạn mũ” cơ quan chủ quản trên biển hiệu. Cụ thể là, rất nhiều VPCC phía trên cùng của biển hiệu của mình đã ghi thật to, thật rõ là Sở Tư pháp tỉnh H, tỉnh C..

Tại Khoản 3 Điều 23 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư 04/2009/NĐ-CP, các biển hiệu doanh nghiệp vi phạm quy định sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 ban hành về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin (Mục 8 Điều 55).

Nhưng hành vi ghi liều tên cơ quan chủ quản trên biển hiệu của DN chỉ có thể xử phạt theo hướng “không ghi đúng, không ghi đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu” (Điểm b Khoản 1 Điều 55), song chế tài điều chỉnh đích danh hành vi loạn “mũ” cơ quan chủ quản lại chưa có.

Nhà quản lý đứng im …chờ hướng dẫn

Việc các VPCC bị “loạn mũ” không phải là phát minh gì mới mà rất nhiều người làm luật, hiểu luật đều biết rõ. Và dù Luật Công chứng đã đi vào cuộc sống được hai năm nhưng tình trạng một số VPCC tự ý ghi Sở Tư pháp phía trên vẫn tồn tại và trở thành chuyện chẳng có gì lạ.

 Hầu hết tại các địa phương, đơn vị quản lý chuyên môn (Phòng Bổ trợ tư pháp thuộc các Sở Tư pháp) không biết phải hướng dẫn sao cho các VPCC về vấn đề biển hiệu vì bản thân họ cũng … mù mờ, chẳng biết xử lý sao cho đúng nữa. Thậm chí, Trưởng phòng Bổ trợ Tư pháp Sở Tư pháp Hải Phòng còn cho biết, đã thấy sai, đã nhắc nhở, nhưng VPCC chưa chấp hành nên cũng đành chờ có văn bản hướng dẫn cụ thể để làm.

Theo ông Trần Văn Minh – Phó Phòng thanh tra văn hóa thuộc Thanh tra Bộ VH-TT&DL, các vấn đề liên quan tới biển hiệu, biển quảng cáo...là thuộc lĩnh vực của ngành văn hóa và cơ quan này đã có quy định rất cụ thể tại các VBQPPL liên quan. Các VPCC với tư cách pháp lý của mình như luật định, thì vấn đề biển hiệu không nằm ngoài đối tượng đó nên cần nghiên cứu kỹ và áp dụng cho đúng.

Còn bà Đỗ Hoàng Yến - Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) cho biết, do pháp luật chưa có quy định cụ thể nội dung của biển hiệu VPCC nên mới có tình trạng đem Sở Tư Pháp ra làm “mũ” như vậy. “Để chấn chỉnh tình hình này, Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 02 và Luật Công chứng. Trong đó sẽ quy định “nội dung của biển hiệu VPCC theo nội dung ghi trên con dấu của Văn phòng”, bà Yến nói.

Mũ “rởm” VPCC cứ “chạy”

Các công chứng viên đều nhấn mạnh, trong khi hoạt động công chứng rất đặc thù, không phải hoạt động thương mại đơn thuần như các DN sản xuất, kinh doanh, song đến nay “chưa có một văn bản nào qui định rõ ràng nội dung biển hiệu của VPCC”. Nếu có qui định, các VPCC “sẽ thực hiện nghiêm túc” chứ không phải “người sau làm theo người trước” như tình trạng biển hiệu VPCC hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều VPCC coi việc đưa “Sở Tư pháp” lên biển hiệu là một bằng chứng “bảo đảm uy tín” cho hoạt động, để “người dân yên tâm, biết ai cấp phép, ai quản lý VPCC”. Một VPCC tại Cầu Giấy (Hà Nội) còn coi đây một cách “tôn trọng cơ quan quản lý nhà nước và thể hiện sự rõ ràng đối với người dân”(!).

Một số VPCC trên điạ bàn thủ đô cũng cho hay, họ biết là việc đội “mũ” đó là sai và sẽ sửa. Nhưng xem ra con đường đó còn gian nan vì trước mắt là chưa có văn bản điều chỉnh “trúng” và nếu có thì cũng sẽ “từ từ rồi tính” vì từ văn bản đến thực thi nghiêm túc không phải con đường ngắn, bằng phẳng nếu thiếu tính nghiêm trị.

(Theo Hương Nguyên // Báo Nhân dân)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Làm thế nào để Trọng tài Việt Nam là chỗ dựa của doanh nghiệp? (Phần 1)
  • Phòng, chống rửa tiền: kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam
  • Dự thảo Luật thuế môi trường: Năm nhóm hàng bị áp thuế
  • Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực hải quan : Tiếp tục... cắt giảm
  • Giá sữa có giảm trong thời gian tới?
  • Các biện pháp phòng vệ chống bán phá giá, chống trợ cấp : VN sẵn sàng đối mặt với các vụ kiện
  • Dự thảo luật Công đoàn: Chủ DN... bị ép!
  • Khắc phục những bất cập trong quản lý phương tiện đường thủy nội địa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%