Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo đảm quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới, sắp xếp các loại hình doanh nghiệp, việc một bộ phận không nhỏ người lao động bị mất việc làm là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, hiện tượng này đã gây khó khăn cho đời sống người lao động và ảnh hưởng đến trật tự, an toàn, an sinh xã hội.

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ra đời nhằm mục tiêu góp phần giảm bớt khó khăn, ổn định đời sống cho người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ họ trong việc đào tạo nâng cao trình độ hoặc chuyển đổi nghề nghiệp để sớm tìm được việc làm phù hợp. Ngoài việc trợ cấp một khoản tài chính, cơ quan BHXH còn hỗ trợ người lao động thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm. Theo số liệu của Cục việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ khi Luật Bảo biểm xã hội có hiệu lực đến tháng 8 năm 2011, cả nước có 7,4 triệu người tham gia BHTN. Trong đó, 355.248/453.957 người đăng ký thất nghiệp đã nhận được quyết định hưởng BHTN, chiếm tỷ lệ 78,3%.

Việc có trên 20% người thất nghiệp chưa được hưởng trợ cấp theo quy định có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân n
hận thức của người lao động về chính sách BHTN còn hạn chế, người sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và các qui định về hồ sơ thủ tục giải quyết cho người lao động để đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng BHTN và việc chốt sổ BHXH của cơ quan bảo hiểm còn chậm… Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích hai nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất
, quy định về thời gian đăng ký và nộp hồ sơ chưa hợp lý


Theo quy định tại Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày bị mất việc làm, người lao động đến đăng ký thất nghiệp tại cơ quan lao động Sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp, người lao động nộp đầy đủ hồ sơ hưởng BHTN cho cơ quan lao động.
Trong thành phần hồ sơ phải nộp có quy định xuất trình Sổ BHXH.

Tuy nhiên,thực tế hiện nay, nhiều
doanh nghiệp không đóng bảo hiểm, hoặc nợ đọngBHXH, khiến cơ quan BHXHkhông chốt được sổ ảnh hưởng đến việc giải quyết thủ tục trợ cấp thất nghiệp cho người lao động

Như vậy, quy định về thời gian nộp sổ BHXH của người lao động và thời gian chốt sổ của cơ quan BHXH hiện đang là “rào cản” khiến người lao động khó tiếp cận nguồn trợ cấp từ BHTN.


Thứ hai
, người sử dụng lao động chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về BHXH.

Thực trạng nợ đọng BHXH nêu trên vi phạm trực tiếp tới quyền lợi của người lao động cũng như đối với nhà nước. Mặc dù đã có đầy đủ các quy định của pháp luật về vấn đề này nhưng tình trạng trên ngày một gia tăng ; đòi hỏi các giải pháp tổng thể để giải quyết triệt để vấn đề này.


Để giải quyết bất cập đối với quy định về thủ tục trợ cấp thất nghiệp, ngày 09/12/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP phê duyệt Phương án đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, quy định thành phần hồ sơ của thủ tục trợ cấp thất nghiệp chỉ bao gồm: đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có xác nhận về thời gian đóng BHTN của đơn vị sử dụng lao động, một số thông tin từ tờ khai đăng ký thất nghiệp và bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đúng pháp luật.


Như vậy, theo phương án cải cách này, người lao động không phải nộp tờ khai đăng ký thất nghiệp, đồng thời, không phải xuất trình sổ BHXH ngay từ khi nộp hồ sơ mà chỉ xuất trình khi đến nhận trợ cấp thất nghiệp và tư vấn giới thiệu việc làm ở Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội. Bên cạnh đó, phương án cũng đưa ra thời hạn cơ quan BHXH giải quyết xác nhận về thời gian đóng BHTN cho người lao động và trả sổ BHXH tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do đơn vị sử dụng lao động gửi đến; thời hạn đơn vị sử dụng lao động phải làm thủ tục xác nhận thời gian đóng BHTN cho người lao động không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.


Phương án cải cách của Chính phủ sẽ giải quyết được các khó khăn cho người lao động trong quá trình thực hiện các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, để các cải cách trên đi vào cuộc sống, người lao động thực sự dễ dàng tiếp cận với nguồn trợ cấp thất nghiệp thì bên cạnh việc sớm tổ chức triển khai thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục về trợ cấp thất nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt, các
cơ quan hành chính nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện và có chế tài xử lý nghiêm các doanh nghiệp không đóng BHXH theo quy định; phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn và các cơ quan, tổ chức đoàn thể có liên quan bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Chính thức “xóa án” cho tôm thẻ chân trắng và hàu Thái Bình Dương
  • Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng : Nguy cơ chậm tiến độ
  • Những chiêu 'rút ruột' chủ hàng
  • Chống mỹ phẩm giả: Thuốc đã có nhưng phải "đủ liều"
  • Bộ Tài chính không đồng ý giảm thuế NK nhựa PVC
  • Gần 50% mỹ phẩm ở Hà Nội là hàng giả
  • Sẽ cấm dùng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi trồng thủy sản
  • Tịch thu tài sản người khác, dễ quá!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%