Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiếp tục cấp mới giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường

picture
Đối với việc kinh doanh karaoke thì phòng hát phải có diện tích từ 20m2 trở lên, cửa phòng phải là cửa kính không màu, không được đặt khóa...

Từ 1/1/2010, việc cấp phép mới cho các hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường sẽ được khôi phục, sau hơn 4 năm tạm ngưng.

Nghị định số 103/2009/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, thay thế Nghị định số 11/2006/NĐ-CP trước đây, nêu rõ: điều kiện tiên quyết để kinh doanh vũ trường là phòng khiêu vũ phải có diện tích từ 80 m2 trở lên. Đối với việc kinh doanh karaoke thì phòng hát phải có diện tích từ 20 m2 trở lên, cửa phòng phải là cửa kính không màu, không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt các thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, địa điểm kinh doanh vũ trường và karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, di tích lịch sử, cơ quan hành chính Nhà nước tối thiểu là 200m và không được phép hoạt động sau 12h đêm đến trước 8h sáng. Trừ vũ trường, karaoke trong các cơ sở lưu trú du lịch từ 4 sao trở lên hoặc hạng cao cấp thì được hoạt động sau 12h đêm nhưng cũng không quá 2h sáng.

Việc kinh doanh karaoke có địa điểm đặt tại khu dân cư thì cần phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề.

Như vậy, tới đây các tỉnh, thành phố đã có quy hoạch về vũ trường và karaoke sẽ được tiếp tục cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường theo đúng quy hoạch.

Vào cuối năm 2004 đầu năm 2005, đã xảy ra những tiêu cực nghiêm trọng trong một số quán bar, nhà hàng karaoke và vũ trường nên ngày 25/5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke và vũ trường.

Trong đó quy định tạm ngừng cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường trên cả nước để các cấp, các ngành rà soát, đánh giá hoạt động của cơ sở hiện có, từ đó xây dựng quy hoạch và tăng cường biện pháp quản lý.

(Theo Y Nhung // Vneconomy)

  • Đăng ký nhãn hiệu: Chỗ thờ ơ, nơi quá nhiệt tình
  • Quản lý Internet rất khó và rất phức tạp
  • Chợ cóc: Tránh "giải" chỗ này, "tỏa" chỗ khác
  • Vụ kiện kính nổi nhập khẩu bước vào giai đoạn tranh luận
  • Việt Nam sẽ dán nhãn sản phẩm biến đổi gen
  • Oan hay không oan?
  • Xử lý tham nhũng: Hiệu quả chưa đi liền với... quyết tâm
  • Thêm một cơ sở nấu lậu nhớt cặn ở Bình Dương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%