Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vụ kiện kính nổi nhập khẩu bước vào giai đoạn tranh luận

Gian hàng của Viglacera tại hội chợ Vietbuild 2009 tại TPHCM-Ảnh: www.viglacera.com.vn

Ngày 16-11 là thời hạn cuối cùng để các bên liên quan gửi ý kiến bình luận bằng văn bản trong vụ kiện mà Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu được khởi xướng vào đầu tháng 7 năm nay.

Đây là vụ kiện đầu tiên của các doanh nghiệp trong nước đối với hàng hóa nước ngoài kể từ khi pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam ban hành đầu năm 2002.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, tức cơ quan điều tra vụ kiện, nguyên đơn của vụ kiện là Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) và Công ty TNHH kính nổi Việt Nam (VFG), nhưng cả hai ủy quyền cho Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera khởi kiện đối với hai mặt hàng kính nổi trong biểu thuế xuất nhập khẩu là HS 7005.29.90.00 (kính nổi không màu, không có cốt thép) và HS 7005.21.90.00 (kính nổi có màu, không cốt thép).

Sản lượng kính nổi của hai nguyên đơn nói trên trong năm ngoái lên tới 180.213 tấn, chiếm 91,11% tổng sản lượng sản xuất kính nổi của Việt Nam. Ngoài ra, nhà máy sản xuất kính nổi còn lại là Công ty TNHH Công nghiệp kính Việt Nam (VGI) cũng ủng hộ vụ kiện, nên xem như 100% nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của nguyên đơn.

Theo báo cáo sơ bộ của Cục Quản lý cạnh tranh, lượng kính nổi nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng đột biến trong thời gian ngắn, từ 9.779,5 tấn vào năm 2007 tăng lên 33.765 tấn vào năm ngoái, tức tăng 245,3%. Riêng 3 tháng đầu năm nay sản lượng kính nổi nhập khẩu đạt 14.696 tấn.

Do kính nổi nhập khẩu tăng đột biến nên sản lượng tiêu thụ nội địa của hai nguyên đơn trong năm ngoái giảm 23,39% so với năm 2007, riêng doanh thu giảm 1,87%.

Vì vậy hồi tháng 5 năm nay, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera nộp đơn yêu cầu và ngày 1-7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3329/QĐ-BCT tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi có mã HS 7005.29.90.00 và 7005.21.90.00 nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.

Các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài nằm trong đối tượng điều tra bao gồm 2 công ty của Indonesia, 1 của Malaysia, 1 của Philippines và 2 của Thái Lan. 

Trong thời gian điều tra từ năm 2006 tới quí 1-2009, nhập khẩu kính nổi vào Việt Nam đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, theo Cục Quản lý cạnh tranh, ngoài các đối tượng điều tra nói trên, nhập khẩu từ các quốc gia còn lại không đáng kể.

Ở trong nước có 100 nhà nhập khẩu kính nổi nằm trong giai đoạn điều tra nhưng tới nay, theo cơ quan điều tra thì chỉ có 10 công ty hợp tác và cung cấp thông tin.

Ngoài quan điểm của các nhà xuất khẩu kính nổi nước ngoài và nhà nhập khẩu kính nổi trong nước, cơ quan điều tra còn nhận được ý kiến phản biện của Bộ Công Thương Malaysia và Bộ Công Thương Indonesia.

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Quản lý Internet rất khó và rất phức tạp
  • Chợ cóc: Tránh "giải" chỗ này, "tỏa" chỗ khác
  • Việt Nam sẽ dán nhãn sản phẩm biến đổi gen
  • Oan hay không oan?
  • Xử lý tham nhũng: Hiệu quả chưa đi liền với... quyết tâm
  • Thêm một cơ sở nấu lậu nhớt cặn ở Bình Dương
  • Bắt quả tang DN xả nước thải không qua xử lý
  • Xe du lịch biến thành xe tải Van: Hải quan vẫn chưa thông!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%