Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Di chúc có thể được gửi giữ?

Hỏi: Vợ chồng tôi hiện nay đã trên 60 tuổi, cả hai đều bị cao huyết áp. Vì tuổi đã cao, sức khỏe không tốt nên chúng tôi muốn lập di chúc. Xin cho hỏi tôi có thể gửi giữ di chúc được không? và cho biết hiệu lực của di chúc như thế nào?

TRẦN THÁI HIỀN VÀ NGUYỄN THỊ NGUYỆT

(phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ)

Thắc mắc của bạn đọc được Luật sư Nguyễn Thị Hoàng, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ giải đáp như sau:

- Theo quy định tại Điều 665, Bộ luật Dân sự năm 2005 về gửi giữ di chúc: người lập di chúc có thể yêu cầu Công chứng nhà nước lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. Trong trường hợp Công chứng nhà nước lưu giữ bản di chúc, thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về công chứng.

Cá nhân giữ bản di chúc có các nghĩa vụ sau đây: giữ bí mật nội dung di chúc, giữ gìn bảo quản bản di chúc, nếu bản di chúc bị thất lạc hư hỏng thì phải báo ngay cho người lập di chúc, giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai người làm chứng.

Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.

- Theo quy định tại Điều 667, Bộ luật Dân sự năm 2005 về hiệu lực pháp luật của di chúc:

Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau: người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế, thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.

Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần, thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại, thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.

Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản, thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

(Theo PHƯƠNG DUNG // Cantho Online)

  • Định đoạt quyền sử dụng đất đai
  • Từ chối nhận di sản
  • Hợp đồng ủy quyền
  • Đóng thuế thu nhập từ chuyển nhượng nhà đất ra sao? (Phần 1)
  • Đóng thuế thu nhập từ chuyển nhượng nhà đất ra sao? (Phần 2)
  • Vẫn được hưởng chế độ nếu đơn vị phá sản
  • Chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu trước tuổi
  • Theo dõi và xử lý nợ thuế đối với chủ DN bỏ trốn hoặc xuất cảnh về nước ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%