Tôi đã lớn tuổi (75 tuổi), chồng tôi mất đã 20 năm. Các con lớn của tôi đều đã trưởng thành, có gia đình ở riêng, đời sống ổn định. Hiện nay, tôi đang ở với con gái út chưa lập gia đình, tôi có ý định làm giấy ủy quyền cho con gái tài sản (nhà ở và đất ở) có được không? (Tôi đã đến cơ quan nhà đất mua mẫu giấy ủy quyền tặng, cho nhà ở và đất ở). Xin được tư vấn cụ thể. Xin cảm ơn.
Trần ThịBích(Phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa)
Về nguyên tắc, bản chất của giấy ủy quyền hay hợpđồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền (điều 581 - Bộ luật Dân sự). Như vậy, có thể hiểu rằng, nội dung của việc ủy quyền là giao cho người khác thay mặt mình để thực hiện một công việc nào đó. Ví dụ: ủy quyền cho người khác lãnh lương, ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng một vụ việc nào đó.
Tóm lại, bản chất của việc ủy quyền là để thực hiện công việc, còn việc bà muốn tặng, cho thì tài sản của mình cho người con gái út thì bà phải lập hợp đồng tặng, cho (có hiệu lực sau khi được cơ quan thẩm quyền xác nhận hoặc chứng thực). Bà cũng có thể lập di chúc để lại cho người con gái út (di chúc có hiệu lực khi bà đã mất).
Việc cơ quan chức năng ban hành mẫu giấy ủy quyền để tặng, cho tài sản (đây cũng chỉ là mẫu) bà phải đọc kỹ lại nội dung mẫu giấyủy quyền tặng, cho tài sản. Bởi lẽ, như trên đã nói muốn tặng, cho tài sản thì phải lập hợp đồng cho, tặng và phải được cơ quan công chứng xác nhận. Việc ủy quyền và việc tặng, cho tài sản là 2 hành vi hoàn toàn khác nhau và được pháp luật quy định rất rõ ràng (điều 581 - Bộ luật Dân sự - Hợp đồng ủy quyền, điều 465 - Bộ luật Dân sự - Hợp đồng tặng cho tài sản).
Nếu cần trao đổi cụ thể, bà điện thoại số 0913.755442 gặp trực tiếp luật sư. Chúc bà gặp thuận lợi trong công việc.
(Theo Bao Dong Nai)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com