Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các trường hợp được và không được hưởng trợ cấp thôi việc

Công ty của bà Trần Thị Vân Châu (vanchauqn69@...) là công ty cổ phần, có 1 lao động nam sinh năm 1953 đã tham gia bảo hiểm xã hội được 33 năm. Nay, lao động này muốn chấm dứt hợp đồng lao động và không làm thủ tục nghỉ hưu trước tuổi.

Bà Châu muốn được biết, đối với trường hợp nêu trên, Công ty bà Châu có phải trả trợ cấp thôi việc không? Nếu không thì quy định đó được ghi trong văn bản nào?

Vấn đề bà Châu hỏi, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Khoản 2, Mục III, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động quy định các trường hợp được trợ cấp thôi việc và không được trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP như sau:

Các trường hợp được trợ cấp thôi việc

- Người lao động chấm dứt hợp đồng theo Điều 36; Điều 37; các điểm a, c, d khoản 1 Điều 38; khoản 1 Điều 41; điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động.

- Người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng trước khi có chế độ hợp đồng lao động, thì khi nghỉ việc được tính trợ cấp thôi việc như người đã ký hợp đồng lao động.

- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38 của Bộ Luật Lao động là các trường hợp: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền quyết định giải thể, tòa án tuyên bố phá sản, giấy phép hoạt động đã hết hạn, doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền rút giấy phép hoạt động hoặc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.

Các trường hợp không được trợ cấp thôi việc

- Người lao động bị sa thải theo điểm a và điểm b, khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động.

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà vi phạm về lý do chấm dứt hoặc thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động.

- Người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 145 của Bộ luật Lao động.

- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 17 và Điều 31 của Bộ luật Lao động đã được hưởng trợ cấp mất việc làm.

Như vậy, đối với trường hợp bà Trần Thị Vân Châu phản ánh, người lao động sắp đến tuổi nghỉ hưu, nhưng muốn chấm dứt hợp đồng lao động ở tuổi 58, tức là 2 năm trước khi đủ tuổi nghỉ việc để hưởng hưu trí. Trường hợp này không thuộc trường hợp không được trợ cấp thôi việc.

Nếu Công ty thỏa thuận cho người lao động chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có báo trước bằng văn bản cho người sử dụng lao động theo khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động thì Công ty chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Luật sư Trần Văn Toàn - VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

(Theo Tin Chính phủ)

  • Chế độ bồi thường cho người bị tai nạn lao động
  • Không có quy định chi nhánh phải đăng ký vốn điều lệ
  • Khi định cư ở nước ngoài thì nhà thuộc sở hữu ở Việt Nam như thế nào?
  • Trường hợp Giấy chứng nhận QSDĐ bị thu hồi
  • Thế nào là đất sử dụng ổn định?
  • Chế độ trợ cấp khó khăn với công chức, viên chức tập sự
  • Thời điểm hợp đồng xây dựng hết hiệu lực
  • Chưa có sổ đỏ cũng có thể thế chấp ngân hàng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%