Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải đáp một số vướng mắc về Luật Thuế TNCN

Tổng cục Thuế đã giải đáp một số vướng mắc của Công ty Sông Đà 6 liên quan đến việc kê khai chi tiết từng cá nhân có thu nhập từ cổ tức, phần mềm quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và việc bù trừ số thuế TNCN nộp thừa và nộp thiếu.

Khi thực hiện Luật Thuế TNCN, Công ty Sông Đà 6 (Hà Đông, Hà Nội) đề nghị được cơ quan thuế hướng dẫn giải quyết một số vướng mắc sau:

- Việc kê khai chi tiết từng cá nhân, mã số thuế đối với thu nhập từ cổ tức gây khó khăn cho doanh nghiệp vì số lượng CBCNV của doanh nghiệp nhiều. Đề nghị cơ quan thuế nghiên cứu, giảm tải bớt số lượng kê khai, cho phép kê khai số tổng hợp?

- Đề nghị cơ quan thuế hoàn thiện phần mềm quyết toán thuế TNCN?

- Đề nghị cho phép doanh nghiệp được bù trừ số thuế TNCN nộp thừa và nộp thiếu để giảm bớt thủ tục hành chính? Việc bù trừ theo hướng dẫn tại Khoản 2, Mục VII, Phần C Thông tư số 60/2007/TT-BTC có còn hiệu lực không?

Tổng cục Thuế trả lời các câu hỏi này như sau:

Về kê khai chi tiết từng cá nhân có thu nhập từ cổ tức, căn cứ tiết 2.1.1 và tiết 2.1.3 điểm 2 Mục II Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

Trường hợp khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng thì khai và nộp tờ khai theo mẫu số 03/KK-TNCN.

Trường hợp phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng, phải lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 06/KK-TNCN và các bảng kê chi tiết kèm theo tờ khai quyết toán.

Như vậy, chỉ khi thực hiện quyết toán thuế năm, đơn vị chi trả cổ tức mới lập bảng kê chi tiết. Việc kê khai các chỉ tiêu (họ tên, mã số thuế, số chứng minh thư, tổng thu nhập tính thuế trong năm, thuế đã khấu trừ) vào bảng kê chi tiết là cơ sở để cơ quan thuế xem xét, kiểm tra khi cá nhân thực hiện quyết toán, hoàn thuế TNCN.

Với đề nghị hoàn thiện phần mềm quyết toán thuế TNCN, Tổng cục Thuế cho biết, hiện nay, Tổng cục Thuế đã phát hành phần mềm hỗ trợ quyết toán thuế phiên bản 1.2, trong đó đã khắc phục được những hạn chế của những phiên bản trước. Đề nghị doanh nghiệp xem Hướng dẫn cài đặt, hướng dẫn sử dụng phần mềm Hỗ trợ quyết toán thuế TNCN (QTTTNCN 1.2) tại Trang thông tin điện tử ngành Thuế http://www.gdt.gov.vn hoặc http://tncnonline.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan Thuế địa phương để được cung cấp hỗ trợ trong quá trình cài đặt, sử dụng.

Để hoàn thuế cho cá nhân có số thuế nộp thừa nhanh chóng, thuận tiện và giảm thủ tục hành chính, Tổng cục Thuế đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu Công văn số 4283/BTC-TCT ngày 8/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn bù trừ số thuế TNCN nộp thừa, nộp thiếu, khấu trừ số thuế của cá nhân nộp thiếu, hoàn thuế cho cá nhân nộp thừa theo quyết toán thuế TNCN của tổ chức chi trả thu nhập.

(Theo Tin Chính phủ)

  • Quy định về quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở
  • Đóng bảo hiểm thất nghiệp đến khi có quyết định hưởng lương hưu
  • Quy định về quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở
  • Trường hợp gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân nam
  • Điều kiện đảm nhiệm chức danh giám đốc quản lý dự án
  • Cách tính trợ cấp mất việc làm cho lao động ở DN bị giải thể
  • Điều kiện không phải nộp thuế TNCN của người nước ngoài
  • Không bắt buộc lập đơn giá chi tiết trong hợp đồng trọn gói
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%