Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy định về quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở

Năm 1998, vợ chồng ông Đặng Minh Quân mua 1 ngôi nhà ở phố Hoàng Cầu (TP. Hà Nội), đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở. Nay, ông Quân muốn biết pháp luật quy định thế nào đối với quyền sở hữu của chủ tài sản đó?

Ông Quân cũng muốn biết, khi vợ chồng ông còn sống, thì các con ông có quyền gì đối với ngôi nhà này không? Quyền của người lập di chúc và quyền của người hưởng di sản thừa kế như thế nào?

Sau khi nghiên cứu các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu mà ông Quân gửi kèm, Luật sư Lê Văn Đài, Trưởng Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn như sau:

Quyền sở hữu gồm 3 quyền: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt

Theo Điều 164 Bộ luật Dân sự quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”.

Điều 167 Bộ luật Dân sự quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản: “Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Tài sản của vợ chồng ông bà là nhà ở, đất ở tại phố Hoàng Cầu. Năm 1998, tài sản này đã được ông bà đăng ký quyền sở hữu nhà ở, sử dụng đất ở đúng với quy định của pháp luật dân sự, đất đai và nhà ở.

Ông bà đã được UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng xác định chủ sở hữu nhà ở tại phố Hoàng Cầu là của ông bà.

Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Dân sự, ông bà có quyền sở hữu, bao gồm có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt ngôi nhà trên phố Hoàng Cầu, TP. Hà Nội.

Khi ông bà còn sống các con của ông bà không có quyền gì về tài sản đối với ngôi nhà này, vì họ không phải là chủ sở hữu.

Quyền của người lập di chúc và người hưởng di sản thừa kế

Sau khi ông bà qua đời, các con ông bà có thể được hưởng di sản thừa kế do ông bà để lại, theo di chúc của ông bà, hoặc theo pháp luật (nếu ông bà không lập di chúc).

Theo quy định tại Điều 648 Bộ luật Dân sự, ông bà có các quyền sau đây khi lập di chúc:

-  Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

-  Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

-  Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

-  Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

-  Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Nếu ông bà không lập di chúc, thì theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật Dân sự, những người được hưởng thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự cũng quy định tại Điều 643, những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

 - Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

VPLS Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội

 

(Theo Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%