Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiến thức chứng khoán nâng cao (10): Khi nào nên bán ra cổ phiếu?

Khi nào nên bán ra cổ phiếu?

Có lẽ là không tồn tại một loại cổ phiếu nào thực sự an toàn. Điều cốt yếu là các nhà đầu tư cần nhận biết được thời điểm thích hợp để bán ra cổ phiếu

Trong “trò chơi” chứng khoán, nhiều nhà đầu tư đã “mất cả chì lẫn chài” chỉ vì bỏ qua thời điểm nên bán ra cổ phiếu, để rồi khi giá cổ phiếu sụt giảm thì muốn bán cũng không thể nào bán được.
 
Việc xác định thời điểm tốt nhất để bán ra cổ phiếu được xem là khá khó khăn đối với các nhà đầu tư, cho dù đó là những nhà đầu tư nghiệp dư hay Soros hoặc John Neff . Bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng mong muốn đầu tư vào những công ty mà cổ phiếu có khả năng sinh lợi cao, giá cổ phiếu có xu hướng tăng mạnh, hoặc ít nhất cũng phải ổn định.

Tuy nhiên, sự thật không bao giờ như vậy, giá các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán liên tục biến động, các chỉ số quan trọng cũng lên xuống thất thường, lúc quá cao, lúc lại quá thấp khiến các nhà đầu tư luôn ở trong trạng thái bất an. Những thành công trong đầu tư chứng khoán luôn đòi hỏi các nhà đầu tư phải nắm vững kiến thức về chứng khoán, cũng như có kinh nghiệm trong đầu tư để tìm hiểu rõ cổ phiếu mình đang giữ có ổn định không và liệu khi thị trường chứng khoán tụt dốc thì nó bị ảnh hưởng xấu không. Đặc biệt, các nhà đầu tư cần biết rõ lúc nào không nên nắm giữ cổ phiếu nữa.
 
Sau đây là một số dấu hiệu giúp nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể nhận biết được thời điểm nào nên bán ra cổ phiếu.
 
1. Cơ cấu tổ chức điều hành công ty có sự xáo trộn: Nếu những nhà quản lý cấp cao, những người chịu trách nhiệm về sự thành công của doanh nghiệp, bắt đầu rời bỏ công ty thì có thể xem đó là dấu hiệu bất lợi cho tương lai của công ty. Khi đó, các nhà đầu tư cần phải theo dõi và phát hiện xem tại sao lại có những thay đổi như vậy. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy công ty đang trở nên suy yếu trong lĩnh vực kinh doanh chính, thì tốt nhất nên bán cổ phiếu của công ty đó đi và thay vào đó là tìm mua cổ phiếu của công ty khác trong cùng lĩnh vực nhưng mạnh hơn và có ban điều hành ổn định hơn.
 
2. Lợi nhuận và cổ tức giảm sút: Trong trường hợp này, các nhà đầu tư nên điều tra cẩn thận trước khi quyết định có nên bán cổ phiếu hay không. Nếu là do ban quản trị công ty quyết định không chia cổ tức để tập trung vốn cho việc phát triển và mở rộng quy mô công ty, thì đó lại là điều tốt và cổ phiếu sẽ tăng giá trong tương lai. Nhưng thông thường thì sự sụt giảm về lợi nhuận và cổ tức là dấu hiệu xấu cho thấy tương lai của công ty gặp nhiều khó khăn, khi đó đa số nhà môi giới đều khuyên khách hàng bán cổ phiếu đi.
 
Các công ty niêm yết có xu hướng chi trả cổ tức khá cao (trên 10%/năm) nên nhiều nhà đầu tư cho rằng đây là dấu hiệu tốt để tiếp tục nắm giữ cổ phiếu, nhưng không nên coi đây là căn cứ duy nhất để quyết định mua hay bán chứng khoán. Cổ tức chỉ thể hiện những kết quả trong quá khứ, không có gì bảo đảm việc đó sẽ tiếp diễn trong tương lai. Aiko Musaki, một nhà đầu tư cá nhân đang công tác tại bộ phận cổ phiếu và thị trường chứng khoán của hãng điện tử Matsushita, cho biết: “Theo tôi, các nhà đầu tư chứng khoán chỉ nên nắm giữ cổ phiếu của những công ty có cổ tức cao và ổn định, với điều kiện công ty đó có kế hoạch sử dụng vốn phát triển đúng hướng”.

3. Thị giá cổ phiếu lớn hơn nhiều lần so với giá trị thực: Thomas Calvin, một nhà đầu tư chiến lược của công ty chứng khoán Lufkin & Jenrette, cho rằng: “Những tranh cãi về giá cổ phiếu của các công ty niêm yết đều chỉ mang tính một chiều, điều quan trọng là bản thân nhà đầu tư phải tự mình xác định được giá trị thực của chúng. Hãy cẩn trọng với những cổ phiếu có thị giá cao vọt. Bong bóng cổ phiếu có thể vỡ bất cứ lúc nào”. Đúng là có một số nhà đầu tư dù biết rằng cổ phiếu của mình đã vượt quá giá trị thực hàng chục lần nhưng họ vẫn chưa bán đi vì muốn trì hoãn việc chịu thuế thu nhập cũng như hy vọng giá sẽ còn tăng nữa. Tuy nhiên, nếu cảm thấy thị giá đã vượt qua giá trị thực chất của cổ phiếu nhiều lần thì nên bán cổ phiếu đi, bởi vì nếu giữ lại những cổ phiếu này bạn sẽ phải chịu rủi ro rất cao và chỉ có thể trì hoãn việc chịu thuế chứ không thể không nộp thuế. Ngoài ra, khi bán ra cổ phiếu này thì sẽ có cơ hội đầu tư vào cổ phiếu khác để đa dạng hóa danh mục và giảm thiểu rủi ro đầu tư của mình.
 
4. Không còn lý do để lựa chọn cổ phiếu đó: Có thể lý do để các nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu của Merck là bởi công ty này đã công bố một loạt các phát minh ra những loại thuốc mới có hiệu quả cao. Đột nhiên, một thời gian sau người ta phát hiện ra một trong số các loại thuốc đó của Merck có những tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe. Thế là thị phần của công ty bị sụt giảm và lợi nhuận của công ty trong tương lai cũng sẽ sụt giảm. Khi đó, các nhà đầu tư nên bán cổ phiếu của Merck đi vì cổ phiếu này không còn tính hấp dẫn, cũng như không còn những lý do ban đầu để lựa chọn cổ phiếu nữa.
 
Mỗi nhà đầu tư trước những quyết định đều có các phân tích, tính toán kỹ lưỡng để tìm ra các lý do mua cổ phiếu. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, nếu những lý do đó không còn phù hợp nữa, mặc dù giá cổ phiếu vẫn ổn định thì các nhà đầu tư cũng nên bán cổ phiếu đó đi, bởi sự ổn định này chỉ là nhất thời và tiềm ẩn một đà tụt dốc trong tương lai.
 
5. Sự hài lòng đối với danh mục đầu tư hiện tại không còn nữa: Có thể trong danh mục đầu tư sẽ có các cổ phiếu không phù hợp với các mục tiêu tài chính đặt ra trước đó (mua sắm tài sản, chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ hưu...), khi đó tốt nhất nên bán các cổ phiếu đang có đi và tổ chức lại danh mục đầu tư mới phù hợp hơn với mong muốn của mình.
 
Một danh mục đầu tư đa dạng sẽ ít rủi ro hơn một danh mục đầu tư tập trung vào một hay một ít loại đầu tư. Đa dạng hoá - nghĩa là dàn trải tiền của bạn ra các loại đầu tư khác nhau - làm giảm rủi ro, bởi vì nếu một số khoản đầu tư của bạn đi xuống thì số khác lại đi lên. Hãy làm tính toán một cách đơn giản: nếu bạn muốn nắm giữ số lượng cổ phiếu trị giá 100.000 USD, bạn nên nắm giữ năm loại cổ phiếu, mỗi loại trị giá 20.000 USD. Bạn không nên cố gắng nắm giữ một số lượng cổ phiếu nhất định nào đó, bạn hãy đầu tư một số tiền đã định cho mỗi loại cổ phiếu.

Cách đây không lâu, Warren Buffet, một cây đại thụ trong giới đầu tư phố Wall, đã từng nói: “Đầu tư chứng khoán là hình thức kinh doanh đòi hỏi sự nhanh nhạy và óc phán đoán cao”. Quả thật, khi tham gia vào thị trường này, ngoài việc phải nắm bắt đầy đủ những thông tin từ thị trường, nhà đầu tư còn cần có khả năng phân tích và dự báo triển vọng phát triển của công ty, cũng như phải thực sự tỉnh táo nắm bắt được sự thay đổi nhanh nhạy của bất cứ thông tin nào có liên quan đến giao dịch trên thị trường, để từ đó kịp thời biết được lúc nào nên bán ra cổ phiếu.
 
Các nhà đầu tư đang ngày càng trở nên tinh thông hơn nhưng không vì thế mà các rủi ro trong đầu tư chứng khoán sẽ giảm bớt. Trong một bài phát biểu của mình, John Markese, chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư cá nhân của Mỹ nói: “Chất lượng, tính thời điểm và độ sâu rộng của thông tin trên thị trường chứng khoán đạt tới mức độ chưa từng có, nhưng nó vẫn không cho phép bạn dự đoán chính xác được tương lai. Hãy tỉnh táo, phân tích kỹ thị trường để từ đó đề ra được những quyết định cần thiết và hợp lý”.

Xây dựng hệ thống thông tin ở CTNY và CTCK

Thực tiễn hơn 2 năm hoạt động TTCK Việt Nam đã chỉ ra rất nhiều yếu kém của hệ thống thông tin (HHTT). Các nhà đầu tư không tin tưởng vào các thông tin trên thị trường vì có quá nhiều thông tin kém tin cậy, không trung thực, thiếu chính xác hoặc không cập nhật kịp thời.

Xét ở tầm vi mô thì hoàn thiện HNT cho TTCK thực chất là hoàn thiện HTTT ở các công ty chứng khoán (CTCK) và các công ty niêm yết (CTNY). Các CTCK và các CTNY có vai trò rất quan trọng trong TTCK, là những người làm nên thị trường, với các nghiệp vụ của no.

Tuy nhiên các CTCK ở Việt Nam đều triệt tiêu nghiệp vụ tư vấn, mà nghiệp vụ này thì được coi là rất có giá trị ở TTCK phát triển. Nghiệp vụ tư vấn bị triệt tiêu do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, chủ quan là phát sinh từ những yếu kém của HTTT. éể có thể phát triển hơn nữa, họ phải làm tăng uy tín của mình ngay từ bây giờ trong những giới hạn có thể làm được nhằm đáp ứng sự phát triển của TTCK trong tương lai.

Thứ nhất, cần quán triệt đầy đủ các nguyên tắc về thông tin chứng khoán. Khi thông tin cho khách hàng của mình cũng như thông tin rộng rãi ra ngoài công chúng, các CTCK cần phải phản ánh trung thực các thông tin về chứng khoán, về các công ty niêm yết. Nếu có thông tin tốt về công ty niêm yết thì phản ánh, tuy nhiên cần phải xác minh một cách rạch ròi, chính xác bằng khả năng phân tích tổng hợp của các cán bộ chuyên môn, tránh tình trạng phát ngôn dựa theo nguồn thông tin không chính thống trôi nổi trên thị trường, đó là điều rất nguy hiểm. Nếu có thông tin không tốt về công ty niêm yết phải thông báo cho khách hàng của mình, không nhất thiết phải thông báo rộng rãi khi còn e dè, chưa đủ độ tin cậy,...

Khi thông tin đã trung thực hợp thời thì khách hàng sẽ trở thành khách hàng trung thành của mình, hơn nữa họ sẽ chính là những người quảng cáo hiệu quả nhất, uy tín nhất của mình cho thị trường, đó mới chính là điều cần thiết nhất.

Thứ hai, phát huy hơn nữa những năng lực hiện có của công ty mình để phát triển HTTT. Các CTCK của Việt Nam hiện nay đều là các pháp nhân kinh doanh ra đời từ các pháp nhân đã từng hoạt động tốt trên thi trường như các ngân hàng, tổng công ty; các tổ chức này địa trang bị cho mình HTTT khá hoàn chỉnh như nối mạng diện rộng giữa các chi nhánh. Như vậy với thế mạnh sẵn có này, các CTCK nên có những giải pháp riêng cho mình: chẳng hạn tiếp nhận thêm, thu hút thêm các nhà đầu tư từ các chi nhánh và thông qua hệ thống mạng thông tin này, khâu xử lý lệnh của công ty trở nên đơn giản, chứ không như các công ty không có mạng diện rộng, phạm vi hoạt động của họ rất hẹp.

Thứ ba, về lâu dài, các CTCK nên duy trì hoạt động tư vấn của mình bằng cách đầu tư công tác thông tin chứng khoán như xây dựng các bộ phần mềm phân tích dữ liệu chứng khoán phù hợp với đặc thù TTCK Việt Nam. Ngay trước mắt, với nhu cầu còn nhỏ và nguồn ngân sách hạn hẹp, các công ty chưa thể làm gì hơn, tuy nhiên các công ty này phải có định hướng và kế hoạch thực hiện, chẳng hạn tài trợ các sinh viên giỏi về công nghệ thông tin, về chứng khoán, hướng dẫn họ nguồn tài liệu để nghiên cứu, gây thiện cảm về sau này hoặc có những quan hệ cộng tác với các chuyên gia giỏi trong những lĩnh vực trên, nhưng chưa phục vụ ngay công tác thông tin chứng khoán, sau này khi cần thì họ có thể gánh vác trách nhiệm cùng công ty.

Về phía các CTNY, họ phải tự cứu lấy mình ngay từ lúc này. Khi các CTNY chấp hành tốt các quy định về thông tin chứng khoán thì HTTT chứng khoán của Việt Nam cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Thứ nhất, các CTNY phải chấp hành các quy chế về công bố thông tin. Hiện nay các công ty đang thực hiện việc công bố thông tin. Theo các quy định trong chương IV - Quy chế thông tin ban hành kèm theo Quyết định 04/1999/Qé-UBCKNN của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Quy chế hiện hành này tuy sẽ có những sửa đổi cho phù hợp hơn nhưng trước mắt các công ty vẫn phải chấp hành và nếu có những thắc mắc thì phải nộp báo cán cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm giao dịch chứng khoán, mà không thể ỷ lại vào việc chưa có chế tài xử phạt của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước để làm bừa, không chấp hành công tác thông tin, báo cáo theo quy định.

Thứ hai, các CTNY phải quán triệt các nguyên tắc về thông tin chứng khoán. Ta biết các thông tin chứng khoán phải trung thực, công khai, rõ ràng và minh bạch. Nếu thông tin cứ úp úp, mở mở, ai biết tới đâu thì biết về công ty thì họ sẽ thiếu đi một bộ phận các nhà đầu tư dài hạn.

Hơn nữa, khi thông tin ra thị trường về các báo cáo tài chính, các phương án kinh doanh của mình các công ty cần phải hết sức thận trọng, cần tính tới mọi khả năng phát sinh chi phí... để khi thông tin khi (ra chính thức được công bố thì đó là thông tin chính thức không thể có sự giải thích nào khác.

Các CTNY phải nhận thức được rằng sự trung thực về thông tin của công ty không phải là sự bí mật thông tin mà là nghĩa vụ và quyền lợi của ánh, nhà đầu tư sẽ tìm đến công ty nào làm ăn hiệu quả thật sự và thông tin trung thực về họ trên thị trường, là cách để công ty tồn tại lâu dài trên thị trường, hơn nữa sẽ là đối tượng rót vốn mở rộng sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai .

Thứ ba, các CTNY nên chuyên môn hoá bộ phận cung cấp thông tin, không để cán bộ thông tin làm việc kiêm nhiệm như hiện nay mà phải có các cán bộ thực sự làm việc trên. Họ hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của việc cung cấp thông tin, hiểu được các nguyên tắc thông tin của TTCK, cũng như thời điểm phù hợp để đầu ra những nguồn thông tin khác nhau, thông tin chiến lược, thông tin tác nghiệp, thông tin quản trị, thông tin quản lý... Hơn nữa, là người phụ trách thông tin chuyên nghiệp trong tổ chức, họ cũng biết rõ đâu là thông tin chính thức, không chính thức và đấu tranh chống lại những thông tin lá cải, sai lệch, những thông tin không trung thực về tổ chức của họ.
 

( Nguồn: APT Vietnam)

Bài thuộc chuyên đề: Sổ tay chứng khoán: Kiến thức nâng cao

  • 15 cổ phiếu được Warren Buffett chuộng nhất
  • Quản trị công ty niêm yết: Mới dừng ở mức đối phó
  • Đúng nhưng chưa đủ!
  • Chứng khoán đa cấp
  • Chuyện tình “một chỉ vàng” và trò phù phép chứng khoán Penny
  • Kiến thức chứng khoán nâng cao (11): Tìm hiểu kinh nghiệm QT về phát hành tăng vốn và chi trả cổ tức bằng CP
  • Kiến thức chứng khoán nâng cao (12):Thông tin về ngành KD của Công ty
  • Kiến thức chứng khoán nâng cao (13): Xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán
  • Sổ tay chứng khoán : Kiến thức chứng khoán cơ bản (1) - Tổng quan về Thị trường Chứng khoán
  • Sổ tay chứng khoán : Kiến thức chứng khoán cơ bản (2) - Giới thiệu về trái phiếu và cổ phiếu
  • Sổ tay chứng khoán : Kiến thức chứng khoán cơ bản (3) - Các đặc tính của trái phiếu chuyển đổi
  • Sổ tay chứng khoán : Kiến thức chứng khoán cơ bản (4) - Phát hành CK lần đầu ra công chúng (IPO)
  • Sổ tay chứng khoán : Kiến thức chứng khoán cơ bản (5) - Các hệ số hoạt động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com