Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bỏ quên dịch vụ?

Hiện nay chúng ta mới chỉ chú ý chất lượng hàng hóa, mà chưa quan tâm chất lượng dịch vụ. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, chương trình xúc tiến thương mại trong nước muốn phát triển bền vững, hiệu quả, cần nâng cao vị thế của người tiêu dùng, không chỉ dùng hàng Việt mà cần sử dụng dịch vụ Việt.

Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng được người Việt tin dùng . Ảnh: Phạm Yên

Nhiều chuyên gia cho rằng, khẩu hiệu “Người Việt dùng hàng Việt” là chưa đủ, mà người Việt cần sử dụng dịch vụ Việt, bởi hiện nay Việt Nam có hơn 60% số người làm nghề dịch vụ như: giáo dục, y tế, viễn thông, giao thông…

Anh Nguyễn Văn Tú ở phố Phan Kế Bính (Hà Nội) nói, anh đang sở hữu chiếc điện thoại trị giá 16 triệu đồng, tuy nhiên nhiều lúc sóng chập chờn, các dịch vụ tiện ích của nhà mạng chưa đáp ứng tính năng của điện thoại, nên nó chẳng khác nào chiếc điện thoại chỉ đáng giá vài trăm nghìn.

Ông Vũ Hồng Phi (thành phố Việt Trì, Phú Thọ) nói, mỗi lần đến Hà Nội, muốn ăn uống, nhưng không thể tìm được chỗ đỗ xe, nên đôi khi ăn tạm cho xong bữa.

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh Tế trung ương, cho rằng, vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hiện nay không chỉ là nâng cao chất lượng hàng hóa mà còn phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ pháp lý.

Trong các loại dịch vụ thì dịch vụ pháp lý quan trọng nhất đối với việc phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Dịch vụ pháp lý được hiểu là tiểu lĩnh vực trong các dịch vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh. Ông Thành cho biết: “Trong giao dịch thương mại quốc tế, dịch vụ pháp lý không đem lại nguồn thu lớn như ngân hàng, tài chính, viễn thông… nhưng nó góp phần quan trọng vào công việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, loại trừ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Ông Thành viện dẫn, hàng hóa có tốt, song nếu không đưa dịch vụ pháp lý vào thanh lọc thì rất dễ xuất hiện hàng nhái, khiến người tiêu dùng quan ngại.

“Nếu dịch vụ pháp lý được ứng dụng chặt chẽ trong việc tẩy chay hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng thì sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Người Việt Nam sẽ dùng hàng Việt Nam khi nhà sản xuất đem lại sản phẩm xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra và bảo vệ quyền lợi cho họ” - ông Thành nói.

Hiện nay, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn ngập trên thị trường Việt Nam.

Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng, để hàng hóa chiếm lĩnh được thị trường cần 3 yếu tố: một là chất lượng sản phẩm, hai là mạng lưới bán hàng, ba là việc quản lý và dịch vụ sau bán hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu mới thực hiện được 2 yếu tố là chất lượng và mạng lưới bán hàng, còn dịch vụ sau bán hàng lại đang bị bỏ quên. Điều này dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho ngành bán lẻ trong nước khi hầu hết người tiêu dùng đều tìm đến dịch vụ sau bán hàng của các doanh nghiệp nước ngoài.

(Theo Tienphong Online)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • 3 lần vượt vũ môn...
  • Gazprom thừa nhận nợ Belarus
  • Đưa web lên ti-vi
  • Thua trận thứ hai trên sân nhà
  • YouTube thắng vụ kiện “tỷ đô”
  • Mua sắm an toàn trên mạng
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng – thị trường tiềm năng
  • Toyota định giảm 30% giá xe vào năm 2013
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com