Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cách nhìn mới khi đầu tư vào giấy

Sự có mặt của nhiều dây chuyền mới với trình độ kỹ thuật cao hơn, công suất lớn hơn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho thấy, cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt trong ngành giấy.
 
Ông Vũ Dương Hiền, Chủ tịch Tập đoàn Hapaco cho hay, dây chuyền giấy bao bì mới đi vào hoạt động ở Công ty TNHH Kraft Vina (liên doanh giữa Tập đoàn SCG - Thái Lan với Rengo - Nhật Bản) với công suất 220.000 tấn/năm, có giá bán đắt gấp 1,5 lần giá bán của nhiều doanh nghiệp trong nước, nhưng sản xuất lại không đủ cung cấp cho thị trường. Thậm chí, đã có tình trạng nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng bao bì ngừng ký hợp đồng với các công ty giấy trong nước và chuyển sang dùng giấy của Kraft Vina.

Đáng chú ý nữa là, dù mới thâm nhập thị trường cuối năm 2009, nhưng các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của Kraft Vina trong năm 2010 được ký kết đã lên tới 82% công suất. Kết quả đó đang thúc đẩy chủ đầu tư của Kraft Vina hướng tới việc nâng công suất lên gấp đôi so với hiện nay sớm hơn dự tính.

Sự có mặt của Nhà máy Kraft Vina có công suất lớn với các thiết bị hiện đại như máy xeo có tốc độ 800 m/phút, hay trước đó là Công ty TNHH Chánh Dương với người điều hành mới từ năm 2008 là Tập đoàn giấy Nine Dragon (Trung Quốc) có rất nhiều kinh nghiệm cũng như tiềm lực của một doanh nghiệp giấy lớn trên thế giới, khiến nhiều doanh nghiệp giấy đang phải xem xét lại chiến lược đầu tư của mình.

Trước đó, năm 2006, Công ty TNHH Chánh Dương đã đầu tư nhà máy giấy bao bì với công suất 100.000 tấn/năm và máy xeo có tốc độ 500 mét/phút dù gây xôn xao ngành giấy bao bì, nhưng lại chưa phát huy được hiệu quả khi chỉ khai thác được 70% công suất thiết kế và sản phẩm chưa như mong đợi. Tuy nhiên, khi Tâùp đoàn giấy Nine Dragon nắm quyền điều hành Công ty Chánh Dương, nhà máy đã không chỉ “thiếu hàng để bán”, mà chất lượng sản phẩm cũng được chính các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì thừa nhận là “được nâng cao rõ rệt”. Cùng với sự đi lên về chất lượng là “sự đi xuống” của các chỉ số tiêu hao vật tư, nguyên liệu, năng lượng trong sản xuất.

Ông Hồ Xuân Hoạt, Giám đốc Công ty TNHH Giấy Vĩnh Phú cho hay, các doanh nghiệp trong nước thời gian qua mới quan tâm nhiều tới suất đầu tư với mong muốn càng thấp, càng tốt, chứ chưa đặt ra chuẩn đầu tư cho mình như tiêu hao năng lượng, nhiên liệu, lao động cho 1 tấn sản phẩm. Thậm chí, có những doanh nghiệp đang lắp máy xeo mua mới, đã bắt đầu ngồi tính toán các nhu cầu về nước đầu vào, công suất nước thải để đầu tư tiếp.

Trên thực tế, từ năm 2005-2007 đã diễn ra đợt đầu tư mới thay thế các dây chuyền cũ ở nhiều doanh nghiệp ngành giấy theo hướng công suất cao lớn hơn, chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, ông Hoạt cũng cho hay, ngoại trừ một vài máy xeo có công suất 45.000-60.000 tấn/năm, đa phần các máy xeo có công suất 30.000 tấn/năm và chủ yếu các loại thiết bị do các doanh nghiệp không phải hàng đầu Trung Quốc sản xuất.

Chính bởi vậy, chuyện nhiều dây chuyền giấy bao bì thời gian qua có suất đầu tư chỉ 100-200 USD/tấn công suất, thấp hơn nhiều so với mức khoảng 800 USD/tấn công suất (cả đầu tư nhà máy điện) như Kraft Vina vừa thực hiện, nhưng chất lượng vẫn không bằng giấy nhập khẩu, trong khi giá bán lại chưa có ưu thế vượt trội so với các loại giấy đang sản xuất trên các dây chuyền cũ. “Hai cách đầu tư trong thời gian qua cũng đã khiến các doanh nghiệp giấy có cách nhìn mới trong đầu tư thời gian tới”, ông Hoạt nói.

Trên thực tế, các chuyên gia cũng cho rằng, năm 2010, ngành giấy vẫn còn gặp nhiều khó khăn như giá bột giấy, giấy qua sử dụng và các chi phí vật tư nhiên liệu sẽ tiếp tục tăng cao. Vì vậy, việc quan tâm tới đầu tư không phải chỉ dừng lại ở suất đầu tư thấp, mà còn phải là hiệu quả đầu tư.

Dẫu vậy, giải bài toán vốn cho việc đầu tư quy mô lớn không phải là vấn đề đơn giản với các doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy, hợp lực để cùng đầu tư ở những quy mô lớn hơn, thay thế cho các quy mô đầu tư vừa phải cũng được nhiều doanh nghiệp ngành giấy nghĩ tới. Nhưng với thực tế “mạnh ai nấy đi” ở các doanh nghiệp Việt Nam, câu chuyện hiệu quả đầu tư, không có được những “phần bánh” tốt nhất trên thị trường sân nhà, vẫn là bài toán khó cho các doanh nghiệp của ngành giấy trong nước.

(Theo Thanh Hương // Báo đầu tư)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Chuyện làm ăn, làm giàu Nuôi gà thả vườn thu bạc tỷ
  • Lời mời tệ hơn mâm cỗ
  • Thị trường truyền hình trả tiền: Chạy đua chất lượng với công nghệ mới
  • Muốn thành công phải biết liều
  • Lỗ vài tỷ USD, GM vẫn lạc quan
  • General Motors lỗ hơn 4 tỷ USD từ khi phá sản
  • Samsung: Còn phải học nhiều từ các đối thủ Nhật
  • 1 tỉ USD nhập khẩu 2 triệu chiếc iPhone, bao giờ bán hết?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com