Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Cùng trong một “tổng” dùng hàng của nhau”

Một trong những vấn đề làm tăng sức mạnh của một tập đoàn chính là việc các DN con sử dụng, bao tiêu sản phẩm của nhau. Điều này tạo ra một dây chuyền cung ứng giúp ổn định từ khâu nguyên liệu đến phân phối, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận cho tập đoàn. Tuy nhiên, không phải lúc nào các Cty con cũng sẵn sàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Cty khác cùng tập đoàn.

 Điều này hạn chế sự phát triển chung của tập đoàn. Đây chính là lúc CEO của tập đoàn phải thể hiện “tài thao lược” của mình trong việc xử lý vấn đề. Đây cũng là tình huống đề bài trong chương trình Chìa khóa thành công dành cho người chơi chính là ông Đỗ Văn Vinh, Luật sư - GĐ điều hành Cty Luật Đức Việt - Chủ tịch HĐQT Cty BĐS Yến Hương và nhóm cộng sự gồm: Ông Đinh Khắc Tuấn - GĐ Cty Dịch thuật chuyên nghiệp CNN; ông Châu Nhị Quang - Trợ lý GĐ đối ngoại, Ngân hàng OCBC, chi nhánh VN và ông Trần Hoài Nam - GĐ điều hành Cty cổ phần Truyền thông B – Effects.

Để xử lý tình huống này, người chơi có hai tuần để nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến chuyên môn. Đồng thời, thông qua cuộc trao đổi, bàn bạc với những người trong nhóm cộng sự để đưa ra những quan điểm và quyết sách của mình.

Thực sự đây là một bài toán khá hóc búa đối với người chơi nếu biết rằng trên thực tế hiện nay, hầu như tất cả các Hội, Hiệp hội đều có chương trình: Hội viên ưu tiên sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhau, nhưng chủ yếu vẫn chỉ là hô hào, rất ít có giao dịch thực. Bởi trên thực tế, mặc dù cùng chung một Hội (ở đây là TCty) nhưng quyền lợi và nghĩa vụ tài chính của mỗi Cty lại hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, một trong những nguyên nhân để các Cty thành viên không sử dụng dịch vụ của nhau chính là vấn đề giá. Các Cty con phải đảm bảo lợi nhuận của mình, do đó, nếu phần chào giá của một Cty khác cũng trong tập đoàn không cạnh tranh bằng Cty ở ngoài thì họ cũng buộc phải lựa chọn. Do đó, cần phải xác định xem mức giá quá cao mà Cty cung ứng đưa ra có hợp lý không, hay là cố ý đưa ra mức giá cao nhằm lợi dụng các Cty thành viên khác để lấy lợi nhuận cao.

Ngoài ra, do rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong kinh doanh nên kể cả Cty cung ứng đã có những điều chỉnh về giá nhưng vẫn không được các Cty thành viên khác xem xét để lựa chọn dịch vụ... Trong trường hợp này, những người chơi cho rằng, Cty mẹ phải có một giá trị Cty nhất định. Và, giá trị Cty mẹ cũng như định hướng đưa ra của Cty mẹ phải được thông tin, giao tiếp với các Cty thành viên để mọi người hiểu mình đang đi theo định hướng nào. Giải pháp ở đây là, cần phải có những hoạt động giao lưu thường xuyên giữa các Cty với nhau để tăng cường tính gắn kết về mặt tình cảm, lợi ích giữa các Cty thành viên. Mặt khác, về vấn đề giá, trong cùng một tập đoàn với nhau, các thành viên nên có sự ưu đãi về giá. Ở đây có thể đưa ra mức giá giảm 5 – 10% cho các đơn vị thành viên so với mức giá dành cho đối tác ngoài.

Trên đây là một phần ý kiến đóng góp của các cộng sự trong phần chơi của ông Vinh. Với những hướng phân tích, gợi mở khác nhau mà các cộng sự đưa ra, ông Vinh trong vai trò là Giám đốc điều hành sẽ đưa ra quyết định cuối cùng và bảo vệ ý kiến của mình trước Hội đồng giám khảo.


(Theo H.Trường // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Walkman của Sony qua mặt iPod của Apple
  • Alice.com: Công ty bán hàng qua mạng khổng lồ
  • Kinh doanh cá cảnh xuất khẩu phát triển mạnh
  • Doanh số bán máy tính cá nhân trên toàn cầu giảm
  • Hệ thống điện không dây
  • Walt Disney chi 4 tỷ mua “Người Nhện”
  • Ngắm những gương mặt nổi tiếng khắc trên... danh bạ điện thoại
  • Cánh cửa ảo đưa hàng Trung Quốc vào Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com