Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đặt lại câu hỏi về những điều tưởng như đúng

Thành công của doanh nghiệp nằm ở tài lãnh đạo giỏi. Hoặc đó là những gì chúng ta tin tưởng. Trong ít nhất một thế hệ, chúng ta đã tôn vinh các giám đốc doanh nghiệp như một điển hình của việc quản lý tốt. Đối với tôi, một trong những yếu tố gây thất vọng nhất là tình hình suy thoái hiện tại – ngoại trừ việc mất an ninh về tài chính – chính là sự thất bại của việc lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo doanh nghiệp.

Do đó các câu hỏi được nêu lên là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang nghĩ gì? Làm sao họ lại để tình trạng này diễn ra? Và tại sao họ lại phản ứng chậm đến vậy?

Vào tháng 5/2008, ngay khi cuộc suy thoái trở nên mạnh mẽ, nhà chiến lược quản lý Gary Hamel đã họp với một nhóm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các học giả lại để nhìn nhận về tương lai của việc quản lý.

Hamel đã viết tới 25 gợi ý cho nhóm về những cách tiếp cận mới với việc quản lý. Những ý tưởng nhóm đưa ra bao gồm hệ thống suy nghĩ lại, xác định lại mục đích của công việc, thúc đẩy trí tưởng tượng và con người hóa nơi làm việc. Còn thời gian nào tốt hơn thời gian này để có một sự khởi đầu mới, khi mà có quá nhiều điều chúng ta thường cho là đương nhiên bỗng trở nên vô hiệu.

Và do đó tôi tin rằng sẽ là phù hợp đối với nhưng ai trong chúng ta đang giảng dạy và viết về nghệ thuật lãnh đạo cần phải đặt câu hỏi đối với chính những điều mình cho là đúng đắn.

Các tổ chức cần đặt ra các mục tiêu vững chắc. Mọi người cần phải có hướng đi do vậy rất cần phải chỉ cho họ đi đúng hướng. Nhưng việc tập trung duy nhất vào các mục tiêu có thể kết thúc bằng việc phá hủy các cá nhân và các tổ chức, theo một nghiên cứu tiến hành bởi Maurice Schweitzer của Trường Pennn’s Wharton.

Việc không ngừng theo đuổi những mục tiêu thúc giục các nhà quản lý vượt cả ranh giới đạo dức và bỏ rơi “các thực hành doanh nghiệp lành mạnh”. Những mục tiêu chưa đạt được sau đó có thể kết thúc bằng việc làm hỏng một tổ chức thay vì giúp nó đạt được thành công.

Những chiến thắng nhanh chóng là rất cần thiết đối với các nhà quản lý trong thời kỳ chuyển giao quyền lực. Các nhà lãnh đạo khi được bổ nhiệm cần phải để lại một ảnh hưởng nhất định lên tổ chức của họ. Trong khi việc xây dựng các mối quan hệ bền vững là điều cần thiết, thì việc theo đuổi “những chiến thắng nhanh chóng” có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực hơn là tích cực, theo một nghiên cứu của Mark E. Van Buren và Todd Saferstone.

Những chiến thắng kiều này có thể kết thúc bằng việc phá hoại khả năng thành công của nhà lãnh đạo đó trong dài hạn. Như hai tác giả đã viết trên tờ Harvard Business Review, “Không ngừng theo đuổi một chiến thắng nhanh chóng chính là điều mà cuối cùng sẽ cản trở các nhà lãnh đạo mới hưởng lợi từ nó. Nhận thức được rằng họ phải ghi điểm bằng các chiến thắng nhanh chóng để chứng tỏ bản thân, các nhà lãnh đạo mới thường mắc sai lầm trong khi truy tìm những kết quả sớm.

Trong một số trường hợp, họ cố xoay sở để có kết quả mà họ đang tìm kiếm theo một nghĩa hẹp, nhưng quy trình thực hiện thì không hề đẹp, những kết quả bên lề là chất độc, và khả năng lãnh đạo của họ bị tổn hại”.

Các nhà lãnh đạo cấp cao tin tưởng vào các CEO. Sự phàn nàn giữa các cấp bậc khác nhau về những người chịu trách nhiệm không hề mới. Nhưng điều có lẽ hơi đáng ngạc nhiên là những người ở những vị trí cao nhất cũng có những ngờ vực về khả năng lãnh đạo của các CEO.

Một nghiên cứu của Booz & Company đã chỉ ra rằng gần một nửa (46%) những nhà quản lý cấp cao được điều tra hoài nghi về khả năng lãnh đạo của các CEO trong việc chèo lái doanh nghiệp thoái khỏi tình trạng khủng hoảng hiện tại. Nếu các nhà lãnh đạo cấp cao hoài nghi về khả năng của người có trách nhiệm lớn nhất, tương lai của công ty có vẻ như sẽ không tốt đep gì.

Thách thức chính những điều đã từng cho là đúng là một điều rất nên làm đối với các nhà lãnh đạo. Điều đó càng quan trọng hơn trong những thời kỳ như hiện nay khi các nhà quản lý và các công ty chúng ta đang đánh giá là những người có thể hiện vững vàng đã chứng tỏ sự kém cỏi của họ.

Và do đó một sản phẩm phụ của cuộc suy thoái này có thể là sự thiết lập lại những giả định đã thống trị những suy nghĩ và hành động của chúng ta. Và đó là điều tốt, một điều gì đó mà nếu còn trẻ chúng ta đã có thể gọi nó là sự phát triển.

(Theo Minh Phương//John Baldoni//TuanVN)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Tư duy xanh trong thời khủng hoảng
  • Tại sao họ chọn công ty bạn? (Phần 2)
  • Nhỏ nghĩa là lớn trong điều kiện mới
  • Cần thay đổi cách tiếp cận thị trường châu Phi
  • Google dẫn đầu thế giới về giá trị thương hiệu
  • Đối phó với cái bẫy “quy luật hàng hóa phổ biến”
  • Thời trang trẻ em Việt Nam: Giành lại sân nhà
  • Cân bằng giữa dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com