Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Japan Airline – Vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản

Do thua lỗ nghiêm trọng, chiều hôm qua (19/1) hãng hàng không Nhật Bản Japan Airline JAL đã đệ đơn bảo hộ phá sản lên Tòa án quận Tokyo theo đúng “Luật tái sinh các doanh nghiệp”.

Vụ phá sản ngoài ngành tài chính lớn nhất Nhật Bản


Chính phủ Nhật Bản cho biết, để JAL tiếp tục kinh doanh và hoàn tất việc tái cơ cấu, chính phủ sẽ cung cấp những khoản tiền hỗ trợ cần thiết.

JAL thành lập vào năm 1951, ban đầu chỉ có vài chiếc máy bay thô sơ nhưng đã phát triển thành một công ty hàng không lớn nhất châu Á và có giá trị cổ phiếu khá cao, còn từng là một doanh nghiệp đại diện cho nước Nhật. Nhiều nhà phân tích cho rằng, sở dĩ JAL tuyên bố phá sản sau 60 năm thành lập chủ yếu là do không thể thoát khỏi “hệ thống có chi phí cao”, khiến cho việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trong 5 năm vừa qua thì có tới 4 năm bị thua lỗ.

Công ty con chủ yếu của JAL là “Japan Airlines International Co. và “JAL Capital Co.” cũng đã nộp đơn bảo hộ phá sản cùng với JAL, tổng số nợ của 3 công ty này là 2320 tỷ Yên, trở thành vụ phá sản ngoài ngành tài chính lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản.

TTg Hatoyama: Hy vọng mọi người tiếp tục đi máy bay của JAL


Sau khi JAL bảo hộ phá sản, Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cho biết, chính phủ sẽ ủng hộ tất cả những nỗ lực cải tổ lại JAL, hy vọng mọi người có thể tiếp tục ngồi trên những chiếc máy bay của hãng JAL. Sở giao dịch chứng khoán Tokyo ngày 19/1 tuyên bố, cổ phiếu của JAL sẽ rút khỏi thị trường vào ngày 20/2. Cùng ngày, cổ phiếu JAL đóng cửa ở mức 5 Yên.

Để không ảnh hưởng tới sự vận hành thông thường của các chuyến bay JAL, chính phủ Nhật Bản sẽ tìm kiếm sự hợp tác thông qua con đường ngoại giao bằng cách nói rõ tình trạng hiện nay với các quốc gia có liên quan. JAL cũng sẽ nói rõ với các công ty có mối liên quan đến các hoạt động kinh doanh của mình, cố gắng tránh rơi vào cục diện hỗn loạn. Được biết, chính phủ Nhật Bản quyết định chi 300 tỷ Yên dùng để tiến hành cải tổ trong thời gian 3 năm song song với việc vẫn duy trì đồng thời việc vận hành các chuyến bay hàng không của JAL.

Kêu gọi chính phủ bảo đảm cạnh tranh công bằng

Thủ tục cải tổ phá sản do chính phủ Nhật Bản chỉ đạo bao gồm: chủ nợ sẽ hủy bỏ khoản nợ 730 tỷ Yên; Cổ phiếu JAL không còn được niêm yết trên thị trường cổ phiếu; “Cơ quan viện trợ tái sinh cho các doanh nghiệp” sẽ cung cấp khoản vay 300 tỷ Yên: Cắt giảm 110 công ty con hiện tại xuống còn 57 công ty; Nhân viên tập đoàn sẽ cắt giảm 30%, còn khoảng 15700 người; Mức lương hàng năm của các nhân viên hiện tại giảm 50%, nhân viên nghỉ hưu giảm 30%; đình chỉ 31 chuyến bay nội địa và quốc tế đã bị thua lỗ; Không sử dụng những máy bay cỡ lớn tiêu hao nhiều nhiên liệu, xúc tiến tiểu “hình” hóa những máy bay chở khách.

Có hai nguyên nhân chính khiến cho JAL kinh doanh thua lỗ đó là: Một là, chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nền kinh tế toàn cầu u ám, doanh thu ngày càng sa sút, mức thua lỗ trong nửa năm tài chính 2009 là 131,2 tỷ Yên, mức cao mới trong lịch sử; Hai là, quỹ lương khổng lồ hàng năm mà doanh nghiệp phát cho nhân viên nghỉ hưu đã gây sức ép cho việc kinh doanh, công ty đã phải cõng khoản nợ lên tới 860 tỷ Yên.

Đối với khoản viện trợ và việc tái điều chỉnh của chính phủ dành cho JAl, hãng hàng không ANNA (All Nippon Airways) - đối thủ cạnh tranh của JAL tỏ ra rất lo lắng. Chủ tịch ANA hôm qua đã kêu gọi: “Cần phải bảo đảm sự công bằng giữa các doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho mỗi công ty”.

Nguồn: Vitinfo

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Tỷ phú vẫn ưa thích vàng
  • Lợi nhuận ngành viễn thông giảm 21% do cạnh tranh
  • Bloomberg sử dụng "chiêu" giữ nhân viên hay "trói chân" bóc lột?
  • Những cơn sốt đầu cơ nổi tiếng nhất trong lịch sử
  • Giải pháp cho dự án đầu tư kém hiệu quả
  • Tạp chí Time bình chọn: 10 thương vụ “đỉnh” nhất năm 2009
  • Báo chí Nhật Bản: “Ăn nên làm ra” trong khủng hoảng
  • Tài liệu hội thảo - món hàng béo bở
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com