Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo chí Nhật Bản: “Ăn nên làm ra” trong khủng hoảng

Một trong những nội dung chính trong Chương trình Giao lưu thanh, thiếu niên Đông Á thế kỷ XXI (JENESYS) của đoàn nhà báo trẻ Việt Nam tại Nhật Bản đầu tháng 11 vừa qua là tìm hiểu đời sống báo chí tại đất nước mặt trời mọc này. Ấn tượng lớn nhất của chúng tôi khi đến thăm một loạt tòa soạn như báo Asahi, Hokkaido, Nikkei, Đài Truyền hình NHK... là sự "chuyên nghiệp hóa".

"Chuyên nghiệp hóa" đến từng chi tiết

Phòng làm việc ở tòa soạn báo Hokkaido.

Tòa soạn đầu tiên chúng tôi đến thăm là Văn phòng đại diện báo Asahi tại thành phố Sapolo (Hokkaido).

Tiếp chúng tôi là ông Isomatsu Koji, Trưởng Văn phòng đại diện báo Asahi tại Hokkaido. Ông cho biết, nhật báo Asahi có khoảng 6.000 nhân viên, trong đó có gần 2.600 phóng viên (50 phóng viên thường trú ở nước ngoài) làm việc cho cả hai tờ sáng và chiều. Báo Asahi phát hành buổi sáng khoảng 8 triệu bản/ngày; buổi chiều 3 triệu bản/ngày. Tuy nhiên, nội dung thông tin của hai tờ tương đối khác nhau. Trong khi báo Asahi buổi sáng tập trung vào những thông tin chính trị, kinh tế - xã hội mang tính chất "chính thống", tờ Asahi buổi chiều lại tập trung vào "thị hiếu" độc giả nhiều hơn ví dụ như hôm nay ở đâu bán hàng khuyến mại, bộ phim nào hay, ăn ở nhà hàng nào ngon... Vì một ngày có 2 ấn phẩm nên các phóng viên, biên tập viên làm việc theo ca, không phân biệt báo sáng hay chiều.

Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên khi đến thăm báo Asahi, Hokkaido cũng như nhiều báo khác ở Nhật là có rất ít phóng viên ở tòa soạn, chủ yếu là các biên tập viên. Hỏi ra mới biết, phóng viên được trang bị đầy đủ các phương tiện tác nghiệp hiện đại như máy ảnh, máy ghi âm, laptop... và chỉ cần chiếc cổng nối mạng trực tiếp là truyền được tin, bài về tòa soạn. Phóng viên viết tin, bài phải đảm nhận luôn cả chụp ảnh. Sau khi tin, bài được truyền vào hệ thống biên tập của tòa soạn - hệ thống này thường được mua bản quyền riêng của các hãng phần mềm lớn trên thế giới-các biên tập viên biên tập bản thảo trên máy. Tất cả tin, bài được mã hóa giống như sản phẩm bán ở siêu thị có mã số riêng. Trong đó quy định các thông số kỹ thuật như số chữ, trang nào, ngày nào... Tất cả đều được chuẩn hóa như cỡ chữ, cỡ tít, chapeau, ảnh... Việc chuyên nghiệp hóa đến từng chi tiết này giúp họa sĩ thiết kế vừa dễ dàng vừa tiết kiệm được thời gian. Đây là tiêu chí quan trọng để báo Asahi cũng như rất nhiều tờ báo của Nhật Bản đáp ứng yêu cầu thời gian phát hành.

"Ăn nên làm ra" trong thời kỳ khủng hoảng

Trong khi phần lớn báo chí ở Việt Nam được phát hành qua hệ thống bưu điện hoặc bán ở sạp, ở Nhật Bản hoàn toàn khác. Nhà báo kỳ cựu của nhật báo Youmiuri Taniguchi Susumu cho biết, khoảng 95% báo chí ở Nhật Bản được phát hành đến tận nhà, văn phòng và chỉ có khoảng 5% bán ở sạp. Ước tính có khoảng 424.000 nhân viên giao báo hằng ngày. Họ làm việc từ 1 đến 4 giờ sáng để đem báo đến từng nhà rồi thu tiền đặt báo hằng tháng, thường xuyên cần mẫn gõ cửa từng nhà để thuyết phục khách hàng mua báo.

Số báo phát hành hằng ngày ở Nhật Bản đã lên tới trên 51 triệu bản/ngày. Nhờ số lượng đặt báo dài hạn luôn giữ ở mức khá cao nên doanh thu luôn ổn định và phát triển, chiếm khoảng 54% doanh thu báo in ở Nhật Bản. Ông Isomatsu Koji cho biết, chỉ tính riêng doanh thu của báo Asahi năm 2008 đạt 350 tỷ yên, trong đó 1/3 là tiền quảng cáo. Uớc tính mỗi gia đình ở Nhật phải chi khoảng 470 USD/năm để được giao một tờ báo tận nhà.

Một yếu tố khiến báo in ở Nhật Bản vẫn trụ vững trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua là nhờ tỷ lệ 99% người Nhật biết chữ và tin tưởng tuyệt đối vào báo in. Lý do nữa khiến báo in Nhật Bản vẫn "ăn nên làm ra" trong khủng hoảng là nhờ lượng người già tăng. Theo dự đoán của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, trước năm 2050, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 70% lực lượng lao động và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm dần xuống mức 0%. Khi đó số lượng người già chiếm đông đảo trong dân số lại là tín hiệu đáng mừng của báo in, bởi hầu như người lớn tuổi nào cũng có thói quen đọc báo. Song phải thừa nhận rằng, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã giúp cho báo chí Nhật Bản, đặc biệt là báo in không ngừng phát triển và có thể trụ vững trước mọi thách thức.

(Bài, ảnh: Đình Hiệp // Hanoimoi Online)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Tài liệu hội thảo - món hàng béo bở
  • Tham vọng bành trướng trên thị trường mobile: Sai lầm của Google?
  • Wal-Mart và Amazon với cuộc đua giảm giá bằng mọi giá
  • Sự trở lại của một thương hiệu Việt
  • 10 xu hướng di động trong các năm tới
  • Hốt bạc từ hàng hóa “ảo”
  • Motorola sẽ có điện thoại hệ điều hành Android 2.0
  • IDC: Năm 2010, ngành công nghiệp IT thế giới sẽ hồi phục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com