“Trung bình mỗi ngày tôi bán được khoảng 300 – 400 cốc chè, giá 10.000 đồng/cốc. Trừ chi phí đi rồi, mỗi ngày tôi lãi được chừng 2 – 3 triệu đồng”, chủ một quán chè tự chọn vỉa hè nói.
Từ khoảng 5 giờ chiều tới hơn 9 giờ tối, nếu đi dọc đường Tạ Quang Bửu (Hai Bà Trưng, Hà Nội), không khó để tìm thấy một quán chè tự chọn với giá chỉ 10.000 đồng/cốc.
Tuy nhiên, chỉ trước đó vài giờ, dù có đi dọc con phố này cả chục lần, tìm mỏi mắt, bạn cũng sẽ không bao giờ thấy bất kì quán chè nào “mọc” trên vỉa hè ở đây.
Tuấn, sinh viên năm thứ 2 – Đại học Bách Khoa Hà Nội, một tín đồ cực mê chè tự chọn vỉa hè cho biết: “Các quán chè ở đây thường được dọn ra vào lúc 5 giờ chiều – thời điểm nhiều sinh viên đi tập thể dục về đồng thời cũng là giờ tan tầm, công an ít đi “tuần”, để hút khách.
Nhiều người do không chịu nổi thời tiết oi bức, cộng thêm sức hấp dẫn từ những cốc chè nhiều màu sắc, giá lại rẻ, chỉ 10.000 đồng/cốc với đủ vị yêu thích nên đã nán lại ít phút ăn hoặc mua chè mang về như một thói quen bất biến từ nhiều ngày nay.
Ở đây chỉ có 3 – 4 quán như vậy thôi, nhưng quán nào cũng đông nghịt khách từ lúc mới mở hàng tới tận khuya”.
Mê tít chè vỉa hè vì được quyền tự chọn
Theo khảo sát của PV, đối tượng tới đây ăn chè chủ yếu là các bạn trẻ, đặc biệt là những học sinh, sinh viên tới từ nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Một số ít là các bậc phụ huynh do tiện đường nên đã dừng mua chè mang về làm quà cho con.
Nói về lý do khiến bản thân lặn lội vượt gần chục cây số, đứng chen chân trên xe bus hơn 30 phút giữa tiết trời oi bức chỉ để tới tận khu vực này ăn một – hai cốc chè, Tú Uyên – sinh viên năm thứ 1, Học viện Tài Chính (Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Thứ nhất, quán chè tự chọn em yêu thích nằm ngay cạnh bến xe bus có xe tuyến 31, tiện đường từ trường em tới đây.
Thứ hai, em có nhiều bạn bè ở quanh khu vực này và tụi em đều “bị nghiện” món ăn ngon, bổ, rẻ này từ lâu rồi. Cứ về quê lâu lâu mà không được ăn chè ở đây, em nhớ lắm, thèm lắm”.
Đây cũng được xem là điểm hẹn quán với không gian thoáng mát của em và nhóm bạn. Nếu so sánh với bát tào phớ giá 6.000 đồng/bát ở hàng bên cạnh thì thà thêm 4.000 đồng nữa ăn chè còn …no hơn, ngon và mát hơn.
Chè ở đây rất ngon, đậm đà chứ không loãng và đắt đỏ (chừng 12.000 – 15.000 đồng/cốc) như trong các hàng quán khác.
Thêm vào đó, mình thích ăn gì thì chọn đó. Sinh viên bọn em hay đùa nhau, tôi có tiền, tôi có quyền. Và đây chính là nơi bọn em cảm thấy có được “cái quyền” một cách rõ ràng nhất chỉ với 10.000 đồng.
Mình có quyền tự kết hợp để tạo ra món chè độc đáo, có một không hai, có thể nói là thập cẩm các loại chè thập cẩm. Như vậy sẽ thú vị hơn nhiều so với việc ngồi một chỗ chờ người ta bê ra cốc chè đã được định lượng các thành phần theo tỉ lệ rõ ràng”, Mai Lan – cô bạn của Tú Uyên chia sẻ.
Ngay khi công an và dân phòng phường vừa khuất bóng, chị Lan (quê ở Tiền Hải, Thái Bình) cùng các nhân viên của mình đã nhanh tay dọn hàng ra bán để “hốt bạc”.
Theo tiết lộ của “bà chủ” quán chè tự chọn vỉa hè này, trung bình mỗi ngày chị bán được từ 300 – 400 cốc chè, với giá 10.000 đồng/cốc.
Do khách tự chọn đồ ăn, nên tôi cũng tiết kiệm được một khoản kha khá tiền thuê nhân viên phục vụ", chị Lan nói
“Do khách tự chọn đồ ăn, nên tôi cũng tiết kiệm được một khoản kha khá tiền thuê nhân viên phục vụ. Dù quán mới mở, nhưng hai vợ chồng “chạy” việc không xuể, chồng thì lo dắt xe cho khách, vợ lo mời chào, nên tôi quyết định thuê một nữ sinh viên phụ việc. Nói là phụ việc, chứ thực ra con bé chỉ lo mỗi việc đi lấy thêm đá hoặc các thành phần cho vào chè mà thôi. Hoặc khi công an đuổi, nó lo dọn đồ đạc với vợ chồng tôi cho kịp.
Ngoài bữa tối tôi lo, tôi trả cho em ấy 50.000 đồng/tối. Ngày nào đông khách, phải chạy mệt hơn, tôi thưởng cho em ấy thêm khoảng 10.000 – 20.000 đồng nữa.
Thú thật là trừ chi phí đi rồi, mỗi ngày tôi lãi được chừng 2 – 3 triệu đồng. Đợt tới, khi học sinh ra đây ôn, thi đại học, chắc sẽ kiếm được hơn. Chứ giờ tụi nó (sinh viên – pv) về nghỉ hè hết, nên chúng tôi cũng đói lắm chị ạ”, chị Lan than thở.
Cũng theo tiết lộ của người phụ nữ này, chỉ cần bỏ ra chưa đầy nửa triệu đồng là chị đã có một quầy hàng trị giá không dưới 3 triệu đồng.
Chị Lan nói: “Đá viên thì tôi đặt mua ở gần đây với giá 7.000 đồng/túi, đủ dùng cho khoảng 50 cốc chè. Đỗ xanh thì gia đình ở quê gửi lên cho tôi. Các thành phần khác, tôi ra chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) mua cho rẻ.
Tính ra, vốn mình bỏ ra chừng 500.000 đồng/tối, thu về chừng hơn 4 triệu đồng, trừ các chi phí đi thì lãi được khoảng 3 triệu đồng. Ăn thua gì!”.
Sở hữu những ngôi nhà và những xế hộp đắt tiền, giới giàu có và nổi tiếng còn chi tiền cho một số công việc giúp cho cuộc sống thường nhật của họ tiện nghi hơn.
Sản phẩm “Burger cơm” đang được phát triển và có kế hoạch mở rộng tại các siêu thị tại Tp.HCM và Hà Nội, theo ý tưởng của nhóm bạn trẻ tại Tp.HCM.
Khởi nghiệp từ tháng 2/2010, chỉ trong nửa năm đầu tiên, Krystal O'Mara đã ghi tên mình vào danh sách những doanh nhân khởi nghiệp thành công nhất với thành tích Công ty Tư vấn – Thiết kế nội thất sinh thái ReMain mà cô là nhà sáng lập trở thành thương hiệu dẫn đầu trong nhiều tuần tại thị trường Bắc Mỹ.
Kinh doanh chocolate không mới, chính vì thế gắn chocolate với nghệ thuật nhằm thu hút khách là một thách thức thú vị đối với những doanh nghiệp trẻ như D’ Art Chocolate.
Lấy ý tưởng từ bộ truyện Harry Porter, Bùi Tường Anh quyết định bỏ việc để phiêu lưu với thế giới phù thủy. Cô thành lập Thị trấn Ba Cây Chổi - địa điểm giải trí độc, lạ dành cho giới trẻ.
Từ một người phụ nữ cơ cực, rong ruổi khắp làng quê thu mua đồng nát, chị Dương Thị Tuyết, trú tại huyện Ý Yên ( Nam Định) đã trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được Quỹ tài chính vi mô toàn cầu trao giải thưởng dành cho những cá nhân xuất sắc, vượt qua khó khăn, biết sử dụng đồng vốn nhỏ ban đầu để tạo dựng sự nghiệp tại thủ đô Paris, nước Pháp.
Nhiều năm gần đây, nghề nấu cỗ phát triển khá rầm rộ. Nhiều người thấy hấp dẫn bởi thu nhập nghề này đã đứng ra tổ chức, thuê người làm dịch vụ, nhận đơn hàng. Tuy nhiên, với tính chất và đặc thù riêng thì nghề này xem ra cũng rất "kén " người.
Tận dụng quả dại trên rừng làm rượu vang cao cấp, trồng rau sạch và cho thuê nông trại thư giãn, bán phần mềm tiết kiệm pin... nhiều bạn trẻ đã biến ý tưởng ảo thành dự án trị giá hàng tỷ đồng.
Từng giảng dạy tại Đại học Bách khoa Budapest (Hungary), công tác ở Viện Kỹ thuật quân sự, Tổng cục Điện tử Việt Nam..., Tiến sĩ Nguyễn Quang A rẽ cuộc đời sang một hướng khác: Đi làm "con buôn".
Lâu nay, việc nông dân nuôi nhím, rắn, kỳ đà... để làm giàu là chuyện thường, nhưng nuôi chồn thì rất ít thấy, nhất là với ý muốn nuôi chồn để... bán cà phê thượng hạng.
Lý lịch “đỏ như son” nhưng anh Huỳnh Việt Cư từ chối du học Liên Xô, chọn làm nông dân ở Đồng Tháp Mười. Hơn 30 năm bám ruộng, anh có trong tay 50 mẫu đất và nhiều tài sản trị giá bạc tỷ…
Sara Blakely, cô nhân viên bán máy fax đã trở thành một tỷ phú chỉ với một ý tưởng đơn giản - quần tất không chân. Với ý tưởng này cùng 5.000 USD khởi nghiệp, cô đã gây dựng cho mình tài sản lớn và trở thành một nữ tỷ phú trẻ nhất trong danh sách 1.200 tỷ phú của thế giới năm 2012.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.