Từ một người phụ nữ cơ cực, rong ruổi khắp làng quê thu mua đồng nát, chị Dương Thị Tuyết, trú tại huyện Ý Yên ( Nam Định) đã trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được Quỹ tài chính vi mô toàn cầu trao giải thưởng dành cho những cá nhân xuất sắc, vượt qua khó khăn, biết sử dụng đồng vốn nhỏ ban đầu để tạo dựng sự nghiệp tại thủ đô Paris, nước Pháp.
Chị Tuyết cùng những người bạn được nhận giải.
Khởi nghiệp từ 500.000đ
Tâm sự về những tháng ngày quẩy gánh hàng rong đi thu mua đồng nát, chị Dương Thị Tuyết, nữ chủ nhân xưởng sản xuất, kinh doanh các loại đồ đồng mỹ nghệ, chạm khảm lư hương, đỉnh đồng, tranh chữ, chuông tượng... nổi tiếng ở tổ dân phố số 1, thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định nhớ lại: “Ngày đó tuy chồng tôi có tay nghề cao nhưng không có vốn, anh phải đi làm thuê cho các xưởng đúc đồng khác, tôi thì đi thu mua ve chai, phế liệu về bán lại cho các đại lý thu gom... Làm tối mắt, tối mũi, ki cóp, nhọc nhằn mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Hai đứa con nhỏ, con gái lớn 9 tuổi đã phải phụ giúp bố mẹ việc gia đình, con trai nhỏ 6 tuổi thì gửi sang nhờ bà ngoại trông đỡ vì hai vợ chồng đi làm từ sáng đến tối, không có thời gian trông con”.
Cơ hội làm giàu đến với chị Tuyết rất tình cờ. Một lần, chị Thanh Duyên- cán bộ phụ nữ thị trấn đến chơi nhà chị Tuyết đúng vào bữa tối. Nhìn các con chị Tuyết hì hụi bên mâm cơm chỉ vỏn vẹn bát canh, mấy quả cà và con cá mắm, chị Duyên xót xa hỏi han hoàn cảnh và giới thiệu với chị Tuyết về Quỹ Tình thương của hội phụ nữ, rồi khuyên chị Tuyết làm đơn xin gia nhập Quỹ và vay tiền để có vốn làm kế sinh nhai.
Nghe chị Duyên, chị Tuyết bàn bạc với chồng. Lúc đầu hai vợ chồng cũng đắn đo với suy nghĩ: Đi làm thuê, không biết có việc hay không vẫn được bằng ấy tiền lương. Còn tự mở xưởng, lỡ không làm ăn được lại gánh thêm nợ nần. Trăn trở, bàn đi, tính lại mãi, vợ chồng chị Tuyết mới dám khởi nghiệp với số tiền vay của Quỹ là 500.000 đồng.
Chi Dương Thị Tuyết tặng sản phẩm do chính tay chị làm cho bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO
Nỗ lực thoát nghèo
Đến Ý Yên, hỏi vào nhà chị Tuyết, một cụ già ngoài 70 tuổi nhận dẫn chúng tôi đến tận nhà, cụ nói: “Có phải các chị hỏi nhà con Tuyết mới sang Pháp không? Mươi năm trước nó đen đúa, nhếch nhác đi thu mua vỏ chai sắt vụn, chuyện không tin được mà có thật. Tôi sống đến bằng này tuổi đầu rồi mà có nằm mơ cũng chẳng được sang bên đó, chứ nói chi đến chuyện đi nhận giải thưởng quốc tế”.
Từ một hộ kinh tế nghèo, khó khăn, với nghị lực phi thường, cần cù, chăm chỉ và quyết tâm thoát nghèo, hiện chị Tuyết có trong tay số vốn sản xuất hàng tỷ đồng. Xưởng sản xuất của chị đã tạo công ăn, việc làm ổn định cho hàng chục công nhân với mức thu nhập bình quân 2 triệu đồng/ người/ tháng. Chị đã gây dựng được hệ thống khách hàng với những đơn đặt hàng thường xuyên, ổn định, tiêu thụ trung bình từ 15.000 đến 20.000 sản phẩm/ năm. Sản phẩm của gia đình chị Tuyết hiện không chỉ cung cấp bán buôn và bán lẻ trong tỉnh mà đã mở rộng ra các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh...
Chị Tuyết cho biết, trong những năm tới nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng, ngoài hệ thống nhà xưởng hiện có, gia đình chị sẽ đầu tư để mở thêm 1 xưởng sản xuất và tuyển thêm công nhân là người dân địa phương để đào tạo và giúp họ có việc làm với thu nhập ổn định. Đồng thời, chị cũng nghiên cứu để mở rộng thị trường tại một số tỉnh miền Trung và tìm thêm các đối tác để mở đại lý tại TP Hồ Chí Minh.
Nói về chuyến đi Paris nhận giải thưởng, chị Tuyết không giấu được xúc động: “Có 6 người đến từ 4 quốc gia khác nhau cùng nhận giải thưởng với tôi, họ đều bắt đầu từ những người rất nghèo. Như có người tự làm xà phòng rồi bán, có người làm đồ trang sức bằng vỏ trai, vỏ hến… tất cả đều có một điểm chung là nỗ lực để thoát nghèo”.
Chị cũng chia sẻ thêm: "Đối với những người phụ nữ đi lên từ nghèo khó như chúng tôi thì giải thưởng là nguồn động lực to lớn, giúp chúng tôi vượt qua khó khăn để tiếp tục phát triển kinh tế gia đình". Chị cũng cho biết, số tiền giải thưởng chị nhận được là 1.000 EURO, chị sẽ dành một phần số tiền ủng hộ Quỹ Khuyến học của địa phương, một phần dành mua quà tặng cho con các thành viên trong cụm đạt thành tích học tập xuất sắc, phần còn lại chị sẽ sử dụng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho con em các thành viên trong cụm.
Sở hữu những ngôi nhà và những xế hộp đắt tiền, giới giàu có và nổi tiếng còn chi tiền cho một số công việc giúp cho cuộc sống thường nhật của họ tiện nghi hơn.
Sản phẩm “Burger cơm” đang được phát triển và có kế hoạch mở rộng tại các siêu thị tại Tp.HCM và Hà Nội, theo ý tưởng của nhóm bạn trẻ tại Tp.HCM.
Khởi nghiệp từ tháng 2/2010, chỉ trong nửa năm đầu tiên, Krystal O'Mara đã ghi tên mình vào danh sách những doanh nhân khởi nghiệp thành công nhất với thành tích Công ty Tư vấn – Thiết kế nội thất sinh thái ReMain mà cô là nhà sáng lập trở thành thương hiệu dẫn đầu trong nhiều tuần tại thị trường Bắc Mỹ.
Kinh doanh chocolate không mới, chính vì thế gắn chocolate với nghệ thuật nhằm thu hút khách là một thách thức thú vị đối với những doanh nghiệp trẻ như D’ Art Chocolate.
Nhiều năm gần đây, nghề nấu cỗ phát triển khá rầm rộ. Nhiều người thấy hấp dẫn bởi thu nhập nghề này đã đứng ra tổ chức, thuê người làm dịch vụ, nhận đơn hàng. Tuy nhiên, với tính chất và đặc thù riêng thì nghề này xem ra cũng rất "kén " người.
Tận dụng quả dại trên rừng làm rượu vang cao cấp, trồng rau sạch và cho thuê nông trại thư giãn, bán phần mềm tiết kiệm pin... nhiều bạn trẻ đã biến ý tưởng ảo thành dự án trị giá hàng tỷ đồng.
Từng giảng dạy tại Đại học Bách khoa Budapest (Hungary), công tác ở Viện Kỹ thuật quân sự, Tổng cục Điện tử Việt Nam..., Tiến sĩ Nguyễn Quang A rẽ cuộc đời sang một hướng khác: Đi làm "con buôn".
Lâu nay, việc nông dân nuôi nhím, rắn, kỳ đà... để làm giàu là chuyện thường, nhưng nuôi chồn thì rất ít thấy, nhất là với ý muốn nuôi chồn để... bán cà phê thượng hạng.
Lý lịch “đỏ như son” nhưng anh Huỳnh Việt Cư từ chối du học Liên Xô, chọn làm nông dân ở Đồng Tháp Mười. Hơn 30 năm bám ruộng, anh có trong tay 50 mẫu đất và nhiều tài sản trị giá bạc tỷ…
Sara Blakely, cô nhân viên bán máy fax đã trở thành một tỷ phú chỉ với một ý tưởng đơn giản - quần tất không chân. Với ý tưởng này cùng 5.000 USD khởi nghiệp, cô đã gây dựng cho mình tài sản lớn và trở thành một nữ tỷ phú trẻ nhất trong danh sách 1.200 tỷ phú của thế giới năm 2012.
Thành công với dự án đào tạo kỹ năng mềm cho giới trẻ tại Việt Nam, nhưng đối với Đỗ Trần Bình Minh và nhóm bạn thành lập Công ty CP TGM thì mục đích kinh doanh của nhóm không chỉ là lợi nhuận, mà còn là sự đam mê.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.