Phía trước đại bản doanh của Cisco - cái tên đứng đầu danh sách công ty Mỹ “mất giá” nhất thập kỷ - Ảnh: Reuters.
Trong thập kỷ qua, nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ đã mất hàng trăm tỷ USD giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán. Chiếm đa số trong nhóm 10 doanh nghiệp “mất giá” nhất này là các hãng công nghệ.
1. Cisco
Giá trị vốn hóa mất mát: 425 tỷ USD Giá trị vốn hóa trị trường ở thời kỳ đỉnh cao: 557 tỷ USD (tháng 3/2000) Giá trị vốn hóa thị trường gần đây: 132 tỷ USD
Cùng với Microsoft và Intel, Cisco là một trong những công ty được lợi nhất trong thời kỳ bong bóng dotcom ở Mỹ hồi cuối những năm 1990. Mặc dù Cisco hiện vẫn là nhà cung cấp thiết bị mạng hàng đầu thế giới, nhưng giá cổ phiếu của tập đoàn này chưa thể phục hồi hoàn toàn từ mức đáy khi bong bóng công nghệ vỡ tung. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành (CEO) John Chambers của Cisco vẫn kiếm bộn. Năm ngoái, ông bỏ túi 11 triệu USD nhờ bán cổ phiếu.
2. General Electric (GE)
Giá trị vốn hóa mất mát: 423 tỷ USD Giá trị vốn hóa trị trường ở thời kỳ đỉnh cao: 601 tỷ USD (tháng 8/2000) Giá trị vốn hóa thị trường gần đây: 178 tỷ USD
Trong thời kỳ bong bóng kinh tế ở Mỹ vào cuối những năm 1990, giá cổ phiếu của GE đã tăng chóng mặt. Tuy nhiên, kể từ khi CEO Jeff Immelt nhậm chức thay cho người tiền nhiệm Jack Welch vào năm 2001, giá cổ phiếu của GE đã đảo chiều và lao dốc liên tục, tới nay mất đã mất 70% giá trị.
3. Intel
Giá trị vốn hóa mất mát: 400 tỷ USD Giá trị vốn hóa trị trường ở thời kỳ đỉnh cao: 509 tỷ USD (tháng 8/2000) Giá trị vốn hóa thị trường gần đây: 109 tỷ USD
Tương tự như Cisco và Microsoft, Intel từ lâu đã là một doanh nghiệp thành công, dù không phải lúc nào cũng đáp ứng được những kỳ vọng cao của thị trường. Khi giá cổ phiếu của Intel đạt đỉnh vào tháng 8/2000, nhiều nhà phân tích đã lo ngại một kịch bản xấu có thể xảy ra đối với cổ phiếu này. Một tháng sau đó, Intel cắt giảm dự báo tăng trưởng doanh số của hãng, khiến giá cổ phiếu này rơi tự do và tới nay vẫn chưa thể lấy lại được những gì đã mất.
4. Microsoft
Giá trị vốn hóa mất mát: 390 tỷ USD Giá trị vốn hóa trị trường ở thời kỳ đỉnh cao: 642 tỷ USD (tháng 9/2000) Giá trị vốn hóa thị trường gần đây: 252 tỷ USD
Microsoft hiện đang là doanh nghiệp lớn thứ hai của Mỹ xét về giá trị vốn hóa thị trường, sau Exxon Mobil, mặc dù giá cổ phiếu của “đại gia” phần mềm này đã sụt giảm chóng mặt so với thời kỳ đỉnh cao. Giá cổ phiếu của Microsoft giảm dù hãng đã chi hàng chục tỷ USD để mua lại cổ phiếu. Năm 2008, Microsoft cho hay, trong vòng 5 năm, họ đã chi 115 tỷ USD để mua lại cổ phiếu và trả cổ tức. Trong khoảng thời gian đó, bất chấp nỗ lực này của Microsoft, giá cổ phiếu của hãng đi ngang.
5. Nortel
Giá trị vốn hóa mất mát: 283 tỷ USD Giá trị vốn hóa trị trường ở thời kỳ đỉnh cao: 283 tỷ USD (tháng 7/2000) Giá trị vốn hóa thị trường gần đây: 0 USD (Nortel đã phá sản vào tháng 1/2009)
Cổ phiếu của hãng sản xuất thiết bị viễn thông Nortel đã từng là một trong những cổ phiếu “nóng” nhất trên thị trường chứng khoán Phố Wall. Tuy nhiên, không giống như đối thủ Cisco, do hàng loạt sai sót trong công tác kế toán và những quyết định kinh doanh sai lầm, Nortel đã làm ăn bết bát trong suốt thời gian kể từ sau khi bong bóng công nghệ xì hơi. Đầu năm ngoái, Nortel đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản và bán lại toàn bộ tài sản.
6. Lucent
Giá trị vốn hóa mất mát: 274 tỷ USD Giá trị vốn hóa trị trường ở thời kỳ đỉnh cao: 285 tỷ USD (tháng 12/1999) Giá trị vốn hóa thị trường gần đây: 11 tỷ USD (vào năm 2006, Lucent đã sáp nhập vào Alcatel)
Lucent là một trong những doanh nghiệp thành công nhất trong lĩnh vực viễn thông vào cuối những năm 1990. Tuy nhiên, sự thật đã nhanh chóng được phơi bày: Lucent chỉ dùng các “thủ thuật” kế toán để thổi phồng kết quả kinh doanh. Các nhà chức trách Mỹ đã vào cuộc và Lucent phải nộp phạt 25 triệu USD vì tội gian lận.
7. AIG
Giá trị vốn hóa mất mát: 239 tỷ USD Giá trị vốn hóa trị trường ở thời kỳ đỉnh cao: 242 tỷ USD (tháng 12/2000) Giá trị vốn hóa thị trường gần đây: 3 tỷ USD
Hiện nay, hiếm có một danh sách nào về các doanh nghiệp “bại trận” không có sự góp mặt của bảo hiểm khổng lồ này. Trong thời gian khủng hoảng vừa qua, AIG đã được Chính phủ Mỹ bơm cho 180 tỷ USD để tránh sự sụp đổ. Dưới thời của cựu CEO Hank Greenberg, người ngoài nhìn vào cứ nghĩ AIG bình yên, dù tập đoàn tích cực vay nợ để thực hiện những vụ đầu tư đầy may rủi. Hiện AIG đang nỗ lực kiếm tiền để trả nợ Chính phủ Mỹ, và không mấy ai tin là AIG có thể sớm hoàn thành nhiệm vụ này.
8. AOL
Giá trị vốn hóa mất mát: 219 tỷ USD Giá trị vốn hóa trị trường ở thời kỳ đỉnh cao: 222 tỷ USD (tháng 12/1999) Giá trị vốn hóa thị trường gần đây: 3 tỷ USD
Dưới sự lãnh đạo của người sáng lập Steve Case, AOL đã thu hút được một số lượng người sử dụng khổng lồ, trở thành biểu tượng của Internet tiêu dùng. Tuy nhiên, vụ sáp nhập vào năm 2000 giữa AOL và Time Warner đã được giới phân tích xem là một trong những “cuộc hôn nhân doanh nghiệp” dở tệ nhất trong lịch sử, đồng thời khiến giá cổ phiếu của hai công ty sau khi sáp nhập bốc hơi thê thảm. Hiện AOL đã tách khỏi Time Warner.
9. Exxon Mobil
Giá trị vốn hóa mất mát: 192 tỷ USD Giá trị vốn hóa trị trường ở thời kỳ đỉnh cao: 509 tỷ USD (tháng 12/2007) Giá trị vốn hóa thị trường gần đây: 317 tỷ USD
Từ năm 2006, Exxon Mobil đã thay thế GE ở ngôi vị công ty Mỹ có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất. Không chịu sự sụt giảm giá trị vốn hóa mạnh như những công ty công nghệ lớn hồi đầu thập kỷ, nhưng mức độ mất giá của Exxon cũng đủ để công ty rơi vào danh sách này. Nhìn chung, giá cổ phiếu của Exxon giảm theo thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, số lượng cổ phiếu lưu hành cũng giảm do hoạt động mua lại mạnh mẽ cổ phiếu của hãng.
10. WorldCom
Giá trị vốn hóa mất mát: 186 tỷ USD Giá trị vốn hóa trị trường ở thời kỳ đỉnh cao: 186 tỷ USD (tháng 4/1999) Giá trị vốn hóa thị trường gần đây: 0 USD (Enron đã phá sản vào tháng 7/2002)
Dưới sự lãnh đạo của Bernie Ebbers, một cựu huấn luyện viên bóng rổ trường phổ thông, WorldCom đã gian lận sổ sách kế toán để thổi phồng giá trị. Năm 2002, WorldCom phá sản, 3 năm sau, Ebbers cũng hầu tòa.
Sở hữu những ngôi nhà và những xế hộp đắt tiền, giới giàu có và nổi tiếng còn chi tiền cho một số công việc giúp cho cuộc sống thường nhật của họ tiện nghi hơn.
Sản phẩm “Burger cơm” đang được phát triển và có kế hoạch mở rộng tại các siêu thị tại Tp.HCM và Hà Nội, theo ý tưởng của nhóm bạn trẻ tại Tp.HCM.
Khởi nghiệp từ tháng 2/2010, chỉ trong nửa năm đầu tiên, Krystal O'Mara đã ghi tên mình vào danh sách những doanh nhân khởi nghiệp thành công nhất với thành tích Công ty Tư vấn – Thiết kế nội thất sinh thái ReMain mà cô là nhà sáng lập trở thành thương hiệu dẫn đầu trong nhiều tuần tại thị trường Bắc Mỹ.
Kinh doanh chocolate không mới, chính vì thế gắn chocolate với nghệ thuật nhằm thu hút khách là một thách thức thú vị đối với những doanh nghiệp trẻ như D’ Art Chocolate.
Doanh thu và lợi nhuận ròng trong quý 4/2009 của hãng phần mềm lớn nhất thế giới, Microsoft, đều đạt kỷ lục nhờ thành công ngoài mong đợi của hệ điều hành mới xuất xưởng Windows 7.
Tập đoàn truyền thông CNN của Mỹ vừa liệt kê 10 công ty Mỹ chịu thua lỗ nhiều nhất về giá trị thị trường trong thập kỷ qua, đó là các công ty Cisco Systems, General Electric, Intel, Microsoft, Nortel, Lucent Technologies, AIG, America Online, Exxon Mobil và WorldCom.
Lợi nhuận ròng của hãng sản xuất dầu mỏ quốc doanh lớn nhất Nga Rosneft trồi sụt 35,9% trong năm 2009 so với năm liền trước. Công ty Rosneft hôm thứ Hai tiết lộ trong một bản báo cáo rằng, lợi nhuận ròng năm 2009 đạt mức 6,51 tỷ USD (4,67 tỷ Euro), giảm từ 10,1 tỷ USD trong năm 2008.
Hãng hàng không quốc gia Nhật Bản (Japan Airlines) là nạn nhân của chính sách kích cầu xây dựng cơ sở hạ tầng một cách sai lầm. Liệu kế tiếp sẽ là Trung Quốc?
Các ngân hàng từ lâu vẫn được xem là “pháo đài bí mật” ở Thụy Sỹ vừa phát hiện ra rằng, mối đe dọa lớn nhất đối với sự bảo mật thông tin khách hàng của họ chính là nhân viên đang làm việc trong các nhà băng này.
Bắt đầu năm 2010, thị trường di động Việt Nam chưa kịp sôi động vì sự xuất hiện của 3G thì đã bắt đầu dấy lên những nguy cơ mới mà được cảnh báo là sẽ gây những xáo trộn nguy hiểm cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.