Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những dự báo “biết nói”

Các chuyên gia dự đoán sẽ có hơn một tỷ người thường xuyên sử dụng Facebook vào cuối năm 2010. - tinkinhte.com
Các chuyên gia dự đoán sẽ có hơn một tỷ người thường xuyên sử dụng Facebook vào cuối năm 2010.

Hãng nghiên cứu Gartner vừa công bố bản báo cáo đặc biệt về “Những dự báo sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) từ năm 2010 trở đi”. Những dự báo đó là gì và sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực này như thế nào? Đây cũng là nguồn dữ liệu mà các giám đốc CNTT, giới lãnh đạo doanh nghiệp có thể tham khảo để lập ra kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp của mình trong năm 2010 và trong vài năm tới.

Năm 2010: Hơn ba tỷ người thanh toán từ xa và qua Internet

Khi công nghệ di động và Internet ngày càng phát triển, các hình thức thanh toán điện tử sẽ được ưu tiên chọn lựa. Bằng chứng là nhiều công ty đã khuyến khích khách hàng thanh toán điện tử, có thể chỉ bằng một tin nhắn ngắn (SMS), e-mail hay tài khoản thanh toán trực tuyến như Coca-Cola, Carrefour, eBay, TaoBao hay Graiglist.

Năm 2012: 20% doanh nghiệp sẽ không đầu tư mạnh cho CNTT

Mặc dù nhu cầu về phần cứng máy tính vẫn tăng cao, ngành công nghiệp phần cứng đang có chiều hướng suy giảm. Nhiều công ty đã tập trung đầu tư mạnh cho những dự án CNTT chiến lược thay vì rót ngân sách vào phần cứng như trước đây.

Các chuyên viên CNTT, đặc biệt là các chuyên gia phần cứng, đang đứng trước nguy cơ bị sa thải hoặc phải được đào tạo lại để có thể đáp ứng những yêu cầu mới. Còn những công ty phân phối sản phẩm phần cứng cũng phải thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới.

Việc kinh doanh máy chủ cũng sẽ gặp khó khăn, trong khi doanh số các sản phẩm với lợi nhuận biên thấp sẽ tăng cao. Các công ty sẽ chỉ mua những giải pháp “chìa khóa trao tay”, còn máy tính chủ yếu được bán cho người tiêu dùng thiết bị đầu cuối.

Năm 2012: Ấn Độ chiếm 20% doanh số cộng gộp trong thị trường điện toán đám mây

Khi công nghệ điện toán đám mây phát triển, ngày càng có nhiều công ty không ngại đầu tư để ứng dụng những tiện ích của nó. Và các giám đốc CNTT (CIO) sẽ phải mua nhiều hơn các linh phụ kiện, phần mềm và các dịch vụ phù hợp.

Nhiều công ty Ấn Độ đã thuyết phục được các đối tác châu Âu sử dụng các dịch vụ do họ tư vấn, nhờ vậy họ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ thuộc công nghệ điện toán đám mây bằng những nghiên cứu và phát triển chiến lược.

Năm 2012: Facebook sẽ trở thành trung tâm của các mạng xã hội

Các chuyên gia dự đoán sẽ có hơn một tỷ người thường xuyên sử dụng Facebook vào cuối năm 2010. Hơn 15.000 trang web, các thiết bị và các ứng dụng đã được tích hợp vào giao diện lập trình ứng dụng (API) và giao thức của Facebook để tương tác với trang web này. Sự “bành trướng” của Facebook đang báo động đến sự sống còn của các mạng xã hội khác, các kênh truyền thông và các trang web giải trí.

Facebook giờ đây được xem như một yếu tố quan trọng trong chiến lược “doanh nghiệp hướng đến khách hàng” (B2C), khi tiềm năng quảng cáo, truyền thông, tiếp thị và hỗ trợ khách hàng trên Facebook là thực sự khổng lồ.Năm 2012: 60% hiệu ứng nhà kính sẽ phát tán trước khi bật máy tính

Một máy tính sẽ phát tán khoảng 60% hiệu ứng nhà kính trong toàn bộ vòng đời sản phẩm, trước cả khi máy được bật lên lần đầu vì nó đã phát tán ngay trong quá trình sản xuất và vận chuyển.

Việc nâng cấp máy tính được xem như một chiến lược hữu hiệu làm giảm mức độ ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, lý tưởng nhất là máy tính cần phải được sản xuất sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn thân thiện với môi trường và đạt khả năng nâng cấp cao. Các nhà sản xuất và kinh doanh máy tính không mong đợi điều đó, tuy nhiên, khi mức độ rò rỉ CO2 từ các sản phẩm này ngày càng cao, họ cần phải thực hiện chiến lược này một cách có trách nhiệm.

Năm 2013: Lướt web bằng điện thoại di động

Vào năm 2012, sẽ có tổng cộng 1,62 tỷ máy tính được sử dụng. Trong khi đó, con số điện thoại thông minh (smartphone) có tích hợp Wi-Fi là 1,69 tỷ chiếc. Số smartphone tăng lên sẽ nhiều hơn so với số máy tính mới được lắp đặt.

Trước đây, hầu hết người tiêu dùng đều ưu tiên sử dụng máy tính để lướt web, sau đó mới đến điện thoại di động. Đến năm 2013, khi công nghệ dành cho smartphone đã phát triển rộng khắp, người ta lại ít khi dùng máy tính để truy cập Internet như trước nữa.

Từ thực tế đó, nhiều trang web đã được tái thiết hoặc xây dựng lại cho phù hợp với giao thức mới. Những người lướt web trên smartphone không cần phải nhắp chuột quá nhiều trên web để xem thông tin như trên máy tính nữa. Và, những trang web không được cấu trúc lại sẽ khó lòng giữ chân được người xem.

Năm 2014: Cộng thêm chi phí loại bỏ carbon trong kinh doanh hàng CNTT

Ở hầu hết các nước phát triển, các vấn đề tiết kiệm năng lượng, ảnh hưởng của carbon dioxide (CO2) và biến đổi khí hậu đã được nhận thức rõ. Nhiều quốc gia đã ban hành chính sách phạt các công ty làm rò rỉ carbon ở mức từ 10 đến 50 đô-la Mỹ/tấn CO2 bị phát hiện rò rỉ.

Sự rò rỉ carbon đã trở thành vấn đề toàn cầu. Vì thế, việc cộng thêm chi phí loại bỏ carbon trong các giao dịch kinh doanh hàng CNTT góp phần giúp các công ty tiết kiệm chi phí vận hành cũng như giúp họ nhận thức rõ ảnh hưởng của carbon đến môi trường và sức khỏe con người.

Năm 2015: Ban hành những quy định về tiếp thị qua Internet

Rất nhiều người làm tiếp thị vẫn đang lạm dụng những kẽ hở của Internet và gây ra nhiều phiền toái cho người tiêu dùng. Vì vậy, việc ban hành một hành lang pháp lý đủ mạnh để quy định các hoạt động tiếp thị qua mạng phải được xúc tiến.

Chi phí tiếp thị qua Internet vẫn chưa thể ước tính được. Khi khung pháp lý này được áp dụng, sẽ có những nguồn thông tin chính xác hơn không chỉ cho những nhà nghiên cứu mà cho cả những doanh nghiệp liên quan.

Năm 2015: Ảnh hưởng của “ngôn ngữ hiển thị” trên thiết bị di động

Công nghệ nhận dạng ngôn ngữ (context-aware) sẽ làm thay đổi và ảnh hưởng không ít đến các công ty bán lẻ, dịch vụ tài chính, truyền thông, y tế và viễn thông. Nó có vai trò quan trọng không kém “công cụ tìm kiếm” (search engine) trên web.

Nhiều công ty như Google, Nokia, Apple, Microsoft và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác đang nỗ lực tạo nên những dịch vụ tiện ích và các hệ thống thích hợp trong lĩnh vực này, nhằm chiếm vị trí tiên phong. Tuy nhiên, họ vẫn phải hợp tác với nhau để cho ra đời mô thức chung hợp lý nhất.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn // Gartner)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Chu kỳ bong bóng đầu tư trong kỷ nguyên tới?
  • M&A: Doanh nghiệp Việt Nam cầm trịch
  • Cổ phần hóa: Lợi lớn, lo nhiều?
  • Không liên kết được vì thiếu niềm tin
  • Những quy định “bất khả thi”
  • Chông chênh sợi dây "Ý tưởng - Sản phẩm - Thị trường"
  • Những hoạt động sản xuất nào nên quay về nước Mỹ?
  • Thanh toán trực tuyến sẽ thúc đẩy thương mại điện tử
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com