Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những hoạt động sản xuất nào nên quay về nước Mỹ?

Theo thời gian, tập đoàn NCR đã hoàn toàn gây dựng được danh tiếng. Giống như nhiều hãng sản xuất lớn khác của Mỹ trong suốt hai thập kỷ qua, nhà sản xuất máy rút tiền tự động (Automated Teller Machine – ATM) này đã phụ thuộc nặng nề vào việc thuê gia công bên ngoài nhằm loại bỏ chi phí nhà xưởng. Bằng cách thuê hãng Flextrinics International của Singapore sản xuất phần lớn thiết bị theo giá nhân công địa phương rẻ hơn tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Nam Mỹ, NCR đã cắt giảm hàng trăm triệu đô-la chi phí nhà xưởng mà vẫn đảm bảo hợp lý các máy ATM của hãng đáp ứng tốt các quy chuẩn chất lượng.

Nhưng mới đây, NCR đã từ bỏ chiến lược này – ít nhất tới một cấp. Trong năm 2009, hãng đã quyết định khôi phục trách nhiệm sản xuất một trong những dây truyền tinh vi nhất của ATM từ Flextronics ở Brazil và thay vào đó là xuất xưởng máy móc ở Columbus, Ga., – nơi không xa trung tâm đổi mới công nghệ tiên tiến của NCR. Lý do cho quyết định trên là vì hãng lo rằng việc thuê gia công bên ngoài tách biệt với các nhà thiết kế, kỹ sư, chuyên gia IT và khách hàng của hãng từ việc sản xuất thiết bị sẽ tạo nên một loạt hố ngầm gây cản trở tiềm ẩn giữa khả năng sản xuất các mẫu mã mới với những đặc tính nhanh chóng đủ làm hài lòng các ngân hàng – những khách hàng chiến lược của hãng. “Tôi nghĩ rằng các bạn sẽ thấy có nhiều điều mới lạ hơn trong loạt sản phẩm lần này. Và các bạn cũng sẽ thấy mọi người đang quay trở lại sản xuất ở Mỹ nhiều hơn.” – là lời phát biểu của Peter Dorsman, phó chủ tịch cấp cao về hoạt động điều hành toàn cầu của NCR trong buổi làm việc cùng các công ty Mỹ khác nhằm nghiên cứu tạo ra những thay đổi tương tự với các ngành nghề khác.

Sự thay đổi trong định hướng của NCR đã làm dấy lên khả năng rằng các nhà sản xuất của Mỹ đang trở nên nghiêm túc với việc “dựng lại” một số sản phẩm mà họ đã chuyển công nghệ ra nước ngoài hàng loạt bắt đầu từ những năm 1990. Giám đốc điều hành công ty General Electric (GE) – Jeff Immelt – mới đây đã thu hút sự chú ý của dư luận khi ông đưa ra lời kêu gọi các công ty Mỹ hãy sản xuất nhiều sản phẩm ngay tại quê nhà hơn trong hội nghị lãnh đạo West Point. Minh chứng cho lời cam kết của Immelt, GE đã thông báo trong dịp hè năm 2009 rằng hãng sẽ xây dựng hai nhà máy mới ở Mỹ: một ở Schenectady, N.Y., để sản xuất pin mật độ cao và một ở Louisville, Ky., để xuất xưởng các bộ đun nước bằng điện lai hiện đang được sản xuất chủ yếu tại Trung Quốc. Tương tự, giám đốc điều hành của công ty Dow Chemical – Andrew Liveris – cũng đưa ra mục tiêu đổi mới sản xuất tại Mỹ.

Việc “dựng lại” sản xuất này chủ yếu là một hiện tượng của giới sản xuất Mỹ, bởi vì các nhà sản xuất Mỹ đã từng xông xáo hơn nhiều so với các đối thủ châu Á hoặc châu Âu trong việc thuê gia công bên ngoài. Các công ty của Nhật Bản đã thử nghiệm thuê gia công bên ngoài những mặt hàng cao cấp với các nhà máy ở Đông Nam Á và Trung Quốc nhưng họ đã nhanh chóng thay đổi chiến lược sau khi vấp phải thiệt hại về sở hữu trí tuệ cùng sự phá vỡ liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất. Kết quả là các công ty của Nhật Bản chỉ thuê nhân công ở những khu vực này sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nói chung.

Những người hoài nghi có thể kết luận rằng các tuyên bố chính thức về nhu cầu sản xuất ở Mỹ đơn giản được đưa ra nhằm chạy theo Chính quyền Obama do lo lắng về vấn mà Ron Bloom từng nêu – giám đốc ngân hàng đầu tư trước đây và hiện đang là cố vấn cấp cao về ngành chế tạo. Hơn nữa, dù những trường hợp như NCR và GE là đáng ghi nhận thì nhiều lao động Mỹ vẫn đang tiếp tục thất nghiệp. Ví dụ như mới đây tập đoàn Whirlpool đã tuyên bố đóng cửa một nhà máy sản xuất thiết bị ở Evansville, Ind., theo kế hoạch chuyển những công việc cần ít kỹ năng sang Mexico. Còn trong các lĩnh vực tài chính – dịch vụ và công nghệ thông tin không hề thấy có dấu hiệu bớt chuyển việc ồ ạt sang Ấn Độ. Điển hình như hãng IBM hiện có hơn 90,000 nhân công đang làm gia công tại Ấn Độ. 

Nhưng sự hợp lý ẩn sau việc dựng lại sản xuất này hoàn toàn thuyết phục dù không thể giải tán dễ dàng các nhà máy tại những nước đang nhận gia công thuần túy như một phép tính ngắn hạn. Với tình trạng bất chấp khủng hoảng toàn cầu hiện nay, chi phí vận chuyển cao hơn cũng như giá nhân công và giá vật liệu thô ở Trung Quốc đang lên thì khoản lợi nhuận khổng lồ tất yếu nhờ sản phẩm mang lại cho GDP của quốc gia đang phát triển này đã đánh bật một số công ty Mỹ ra khỏi thị trường châu Á. Một minh chứng thích hợp chính là tập đoàn Wright Engineered Plastics có trụ sở tại Santa Rosa, California – một hãng sản xuất chủ yếu về khuôn ép phun đã mở rộng các nhà máy của mình ở West Coast và giảm bớt việc sử dụng các nhà máy ở châu Á do nhiều khách hàng quan trọng của hãng đã chuyển hoạt động sản xuất của họ về Mỹ trước cơn lốc tăng giá nhựa thô ở Trung Quốc.

Hơn nữa, một số công ty đang mở rộng những khoản tiết kiệm vật liệu và vận chuyển từ việc “dựng lại” này bằng cách hiện đại hóa các nhà máy ở Mỹ của họ nhằm vượt qua các nhà máy ở Trung Quốc. Chẳng hạn như trường hợp với hãng Diagnostic Devices – một nhà sản xuất các hệ thống theo dõi hàm lượng glucoza trong máu. Tháng Tám năm 2009, tại trụ sở chính của mình ở Charlotte, N.C, hãng đã tuyên bố chính thức việc chuyển dây chuyền sản xuất dòng sản phẩm Prodigy – các máy theo dõi đo hàm lượng glucoza về Bắc Carolina, kết thúc hợp đồng năm năm với một nhà sản xuất ở Trung Quốc theo phương thức Diagnostic Devices gửi các bộ phận sang Trung Quốc và sau đó nhận lại các thiết bị đã được lắp ráp hoàn chỉnh tại Mỹ. Nhờ tự động hóa nhà máy của hãng ở Mỹ bằng các rô-bốt cùng phần mềm và phần cứng công nghệ cao cũng như có thuận lợi về chi phí vận chuyển thấp hơn cho hầu hết cơ sở khách hàng địa phương nên Diagnostic Devices đã giảm bớt được 40% ngân sách sản xuất. Và theo lời người phát ngôn của hãng thì việc có thêm một khoản tiền lợi tức gia tăng đồng nghĩa với việc: “Chúng tôi cũng sẽ có quyền giám sát và bảo vệ sở hữu trí của mình nhiều hơn nữa, những điều mà bạn không có được ở Trung Quốc.”

Quyết định dựng lại sản xuất của NCR không chỉ gói gọn trong những khoản tiền nong nhỏ lẻ mà thực tế còn mang đến thành công thuyết phục nhất về những khoản lợi nhuận do việc “dựng lại” này tạo ra. Các máy ATM đang được sản xuất ở Columbus giờ đây trở thành những chiếc máy tinh vi nhất bởi khả năng quét séc và tiền mặt đồng thời không cho phép khách hàng nhét nổi bất cứ vật gì khác vào máy ngoài chiếc thẻ hợp lệ. Đặc tính này đã mang lại cho NCR một khoản doanh thu đáng kể – khoảng 50 triệu đô-la Mỹ mỗi năm, một con số đầy ý nghĩa cho một công ty với doanh thu 5 tỷ đô-la hàng năm. Nhưng có lẽ những chiếc máy này không bao giờ được phát triển dành cho các khách hàng lớn như JPMorgan Chase và Ngân hàng Nước Mỹ bởi các ngân hàng này thường không khuyến khích NCR đổi mới theo hướng đó. Kiểu tương tác tiềm ẩn lợi nhuận giữa NCR và các khách hàng của mình thật sự khó và việc tung ra những sản phẩm mới theo mong ước là điều được cân nhắc hết sức chậm chạp. Dorsman của NCR cho rằng khi các nhà máy sản xuất đều ở nước ngoài thì “Chúng ta thiếu những hành động thích hợp dành cho khách hàng của mình bởi điều đó liên quan chặt chẽ theo quy trình phát triển. Còn với phương thức mới mà chúng ta đang nắm lấy đây, chắc chắn chúng ta nhanh chóng cho ra những sản phẩm đổi mới theo kịp thị trường.”

NCR cũng nhận thấy rằng việc có những chiếc máy ATM chất lượng cao do Flextronics sản xuất ở Brazil – cùng việc phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên thứ ba, mà nhiều nhà NCR không quen biết, của đối tác sản xuất này – đã khiến các bộ phận nội bộ quan trọng bị bỏ rơi còn việc tung ra các sản phẩm mới trở nên chậm chạp và phức tạp. Các kỹ sư phần cứng và phần mềm, các chyên viên cao cấp lão luyện, đội ngũ sản xuất và điều hành cùng các nhà quản lý dịch vụ khách hàng, tất cả đều gặp rắc rối trong việc ứng dụng kinh nghiệm chuyên môn vào nhiều công đoạn làm việc từ xa giữa các tổ chức tách biệt của hãng. 

Nhưng cho dù sự phát triển của việc dựng lại sản xuất đang ngày càng tăng thì vẫn còn quá sớm để coi đây là một xu hướng. Bởi thực tế, hầu hết các giám đốc điều hành phương Tây đều tin chắc rằng việc thuê gia công bên ngoài và chuyển giao công nghệ làm việc tại nước ngoài vẫn đang là phương thức làm việc ít tốn kém nhất trong lĩnh vực chế tạo sản phẩm – và không thể phủ nhận dấu hiệu chuyển biến tích cực gần đây về khuynh hướng này khi vị thế của các hãng đang ngày càng trở nên nổi tiếng hơn. Lấy ví dụ như giám đốc điều hành của hãng Boeing – James McNerney-Con – vẫn đang giữ vững mô hình nhà cung cấp thuê gia công cho dòng sản phẩm máy bay Dreamliner 787 đầy tham vọng của hãng nhưng lại được nhiều khách hàng trông đợi cho dù phải mất hơn hai năm chế tạo và các bộ phận lắp ráp cho chiếc máy bay này được đến từ các nhà cung cấp ở những nơi khác nhau trên thế giới. Tất nhiên, với những chính sách thuế áp dụng cho ngành chế tạo sản phẩm thấp hơn để mong thu hút đầu tư, nhiều nước đang phát triển vẫn được các giám đốc điều hành của các hãng quan tâm hơn trong việc phát triển hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất hơn là sản xuất trực tiếp tại Mỹ.

Song vấn đề có thể chứa nguy cơ trong việc phân tách giữa chuyển giao công nghệ và dựng lại sản xuất chính là khả năng đổi mới sản phẩm của công ty. Việc sản xuất những mặt hàng tiêu dùng chủ yếu như giầy dép, quần áo hoặc điện tử dân dụng hầu hết vẫn được duy trì ở châu Á. Còn việc dựng lại sản xuất sẽ được áp dụng chủ yếu cho những sản phẩm công nghệ cao cấp trong các ngành như viễn thông và chăm sóc sức khỏe do đòi hỏi khắt khe về chu trình sản xuất nhanh và chất lượng sản phẩm hoặc theo những sản phẩm mà các công ty cảm thấy mình có thể thu được lợi nhuận ngay hay cần sự phản hồi liên tục từ phía khách hàng Mỹ. Nhiều chuyên gia tin rằng những khía cạnh đó của ngành chế tạo đang trở thành những cơ hội tốt nhất cho giả thiết thúc đẩy tăng trưởng doanh thu. “Đó chính là nơi chúng ta có thể cạnh tranh” là lời phát biểu của Ron Hira – chủ tịch hiệp hội chính sách công cộng tại Học viện Công nghệ Rochester và là đồng tác giả cuốn sách đã xuất bản năm 2005 với Anil Hira do AMACOM ấn hành mang tên “Outsourcing America: The True Cost of Shipping Jobs Overseas and What Can Be Done About It”.
 

(Minh Hà dịch từ strategy-business//tinkinhte.com)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Thanh toán trực tuyến sẽ thúc đẩy thương mại điện tử
  • Thị trường “đồ nhỏ”, chuyện không nhỏ
  • Khi Google ra đi...
  • FPT lãi lớn ở lĩnh vực viễn thông
  • Nestlé mua lại hoạt động kinh doanh pizza đông lạnh từ Kraft Foods
  • Apple muốn nước Mỹ cấm nhập điện thoại Nokia
  • Đánh cược với 3D ở Las Vegas
  • Báo in: Hành trình từ "chủ nợ" tới "con nợ"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com