Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những ý tưởng sáng giá nhất hành tinh năm 2011

Diễn đàn Kinh tế Thế giới mỗi năm đều trao giải cho các ý tưởng sáng tạo nhằm công nhận và kích thích sự đóng góp của các doanh nghiệp có những phát minh sẽ làm thay đổi thế giới. Năm nay, các lĩnh vực được trao giải đa dạng nhất trong lịch sử của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Hằng năm, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đều vinh danh những Tiên phong trong lĩnh vực công nghệ (Tech Pioneers) của 25 đến 50 công ty có giải pháp công nghệ hoặc mô hình kinh doanh đổi mới, sáng tạo. Đây hầu hết là những công ty có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

Năm nay, lần đầu tiên những công ty được vinh danh tới từ cả 5 châu lục. 31 trong số đó là các công ty áp dụng công nghệ sạch, vượt xa con số 10 công ty hoạt động cùng lĩnh vực trong danh sách của năm ngoái. Điều này thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng của cộng đồng thế giới về hiệu suất sử dụng năm lượng.

Những công ty được vinh danh năm nay cũng có nhiều công ty mới thành lập, hoạt động hướng tới nhu cầu nâng cao sức khỏe của cộng đồng, phát triển truyền thông và kinh doanh. Ban giám khảo gồm 64 các nhà đầu tư mạo hiểm và các chuyên gia kinh tế đã đánh giá độc lập, công minh để chọn ra người giành giải trong số 300 đề cử (tác giả bài viết Jennifer L. Schenker, nguyên là phóng viên Businessweek, hiện là TBT Informilo - thành viên hội đồng giám khảo).

Diễn đàn VNR500 hân hạnh giới thiệu tới bạn đọc một nhóm đặc biệt, bao gồm các công ty tiềm năng đã giành giải thưởng Tiên phong trong lĩnh vực Công nghệ năm 2011 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới & đôi nét về những ông chủ tài ba của các công ty này.

Tech Pioneers: Giải thưởng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vinh danh những công ty Tiên phong về Công nghệ (Nguồn: BusinessWeek)

Từ năm 2000, với sự giúp đỡ của 68 chuyên gia, mỗi năm Diễn đàn Kinh tế Thế giới chọn 25 trong số 50 doanh nghiêp trên toàn thế giới. 472 doanh nghiệp được trao giải Tiên Phong Công Nghệ trong 10 năm qua đều tiếp tục có những thành công, ví dụ như Google và Ebay.

Các doanh nghiệp được trao giải phải triển khai được những công nghệ mới giúp thay đổi cuộc sống và có tiềm năng đem đến những thay đổi dài hạn cho xã hội. Chúng cũng phải có khả năng quản lý và tiềm năng trở thành những doanh nghiệp lãnh đạo lâu dài trong thị trường và đưa ra những công nghệ đã được kiểm định.

Nhóm các doanh nghiệp được trao giải Tiên Phong Công Nghệ 2011 được chọn từ 300 ứng cử viên đang làm thay đổi thế giới theo mọi cách: từ việc tạo ra những loại thuốc và những phương pháp điều tri hiệu quả hơn, đến việc phát triển phương thức giao tiếp trong kinh doanh, giảm ô nhiễm, và tạo ra những chiếc xe và những vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng.

"Nhóm các doanh nghiệp năm nay rất thú vị," Rodolfo Lara, người quản lý chương trình Những Nhà Tiên Phong Công Nghệ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong 3 năm trở lại đây nói.

"Lần đầu tiên, có doanh nghiệp từ 5 châu lục được lựa chọn để trao giải, điều này càng nhấn mạnh nhu cầu mang tính toàn cầu về đổi mới doanh nghiệp."

Trong khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới chỉ trao giải cho các doanh nghiệp, chứ không phải là cho các cá nhân xuất sắc, thì rõ ràng những người đứng sau những doanh nghiệp này có tầm ảnh hướng tới thế giới. Trong khi những cải tiến của họ mang tính chuyên ngành, các doanh nghiệp thường có những động lực thực tế, bao gồm nhu cầu giải quyết những vấn đề con người cơ bản hay trả lời những vấn đề khó xử mà các gia đình mắc phải. Hầu hết họ đều cùng chia sẻ sự khát khao chinh phục những thách thức mới và đam mê tạo ra những doanh nghiệp mới.

Scribd - mang thế giới tài liệu học thuật gần hơn với cộng đồng

Trong suốt cuộc đời cống hiến cho khoa học của mình, John Adler, Phó hiệu trưởng Khoa Phẫu thuật Thần kinh ở Trường Y dược Stanford, là tác giả của hơn 180 ấn phẩm và chương sách được đánh giá bởi các chuyên gia trong ngành trong suốt sự nghiệp.

Nhưng cũng giống như các nhà nghiên cứu có những thành công tương tự, ông đã bị buộc phải trì hoãn việc xuất bản những công trình nghiên cứu của ông trên các báo chuyên ngành về y học.

Trip Adler and Jared Friedman, những người sáng lập ra Scribd, hệ thống chia sẻ tài liệu dạng Web 2.0 (Nguồn: BusinessWeek)

Điều mà Adler muốn làm là giới thiệu những nghiên cứu của ông ấy cho đông đảo người dân biết đến càng nhanh càng tốt. Mong muốn này thôi thúc Trip, con trai của ông, và người bạn vừa tốt nghiệp trường Đại học Harvard tên là Jared Friedman tạo ra Scribd, một trang điện tử chia sẻ tài liệu mà mọi người đều có thể dễ dàng công bố những nghiên cứu nguyên bản  với độc giả toàn cầu trên trang mạng này.

Scribd là một trong 31 công ty được trao giải Tiên Phong Công Nghệ 2011 trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra ở Geneva ngày 1.9 này. Giải thưởng trao cho những công ty có những sản phẩm cải tiến có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Ví dụ, Scribd không chỉ đáp ứng nhu cầu xuất bản kết quả nghiên cứu của cha Trip Adler.

Ông cũng là nhân vật được trao giải Tiên Phong Công Nghệ năm 2008. Mỗi tháng có khoảng 50 triệu người sử dụng nội dung các nghiên cứu, truyện ngắn, bản nhạc, công thức, sách, tạp trí, truyện tranh, và các mô hình kiến trúc trên trang mạng. Công ty kinh doanh dựa trên những quảng cáo và việc cung cấp các dịch vụ cao cấp trong khi cắt giảm các khoản doanh thu bán nội dung trên trang mạng.

Ion Torrent - bước tiến vượt bậc trong công nghệ sinh học

Jonathan Rothberg, 47 tuổi, nhà sáng lập hệ thống IonTorrent, là một Tiên Phong Công Nghệ khác của năm 2011. Hệ thống này cam kết sẽ giúp áp dụng công nghệ sắp xếp chuỗi gene trong phòng thí nghiệm và các bệnh viện.

Kết quả là, các dược phẩm được giới thiệu nhanh hơn và thậm chí kể cả các sản phẩm không liên quan tới dược phẩm, như nguyên liệu sinh học tiên tiến. Ion Torrent là công ty thứ ba do Rothberg thành lập được công nhận là Tiên Phong Công Nghệ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong 6 năm qua, và đây là lần thứ hai công việc của ông lấy cảm hứng từ con trai Noah của mình.

Khi còn nhỏ, Noah bị ốm và phải chăm sóc đặc biệt. Rothberg, nhà khoa học cống hiến cả cuộc đời của mình vào những nghiên cứu sắp xếp chuỗi DNA tốc độ cao, chợt phát hiện ra những hiểu biết quan trong về tầm quan trọng của gen tới sức khỏe con người.

Ông đã xây dựng một công ty tên là Khoa học Cuộc sống 454, công ty này sau đó được công nhận là Tiên Phong Công Nghệ năm 2007 và dẫn đầu trong những nỗ lực sắp xếp chuổi gen hoàn thiện của con người, chuổi gen mà James D.Watson tìm thấy, chuỗi DNA.

Noah, bây giờ đã 12 tuổi, cũng gợi ý cho Rothberg sáng lập công ty Ion Torrent, khi mà cậu con trai hỏi bố có thể tạo ra một dụng cụ đọc được bộ não không. Điều này đã thúc đẩy Rothberg nghiên cứu làm thế nào để nhìn được những thông tin sinh hóa và truyền chúng thật nhanh tới thế giới kỹ thuật số của những chiếc máy tính.

Kết quả là sự ra đời của vi mạch Torrent, là một dụng cụ bán hướng dẫn phân tích gen. Nó có khả năng khuếch đại và mô hình hóa sắp xếp chuỗi gene. "Đây là thế kỷ của sinh học", Rothberg nói. "Giải mã DNA sẽ ảnh hướng tới mọi mặt của cuộc sống con người, không chỉ tới việc chăm sóc sức khỏe."

Novacem - Xi măng "thần kỳ" hấp thụ CO2

Thế kỷ 21 cũng có thể tập trung vào năng lượng và sự xả thải CO2. Hơn 1 phần 3 các nhà tiên phong về công nghệ của năm 2001 đều bị lôi cuốn vào những vấn đề này, trong đó có hai công ty mà những nhà sáng lập ra chúng là những người được vinh danh hai lần. Một trong số họ là Stuart Evans, ông được công nhận năm nay với sự thành công của một công ty mới của ông, Novacem.

Công ty này phát triển loại xi măng "xanh" hấp thụ CO2 trong quá trình sản xuất. Ngược lại, xi măng thông thường thải ra một lượng khổng lồ CO2, một nhân tố chính góp phần vào tạo ra những khí gây hiệu ứng nhà kính. Evans được vinh danh trước đo là nhà Tiên Phong Công Nghệ năm 2004 với công ty Plastic Logic, một công ty có những máy đọc dữ liệu có trọng lượng nhỏ.

Novaxem - sản phẩm xi măng thân thiện với môi trường (Nguồn: BusinessWeek)

Transonic: chuẩn hóa quá trình sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường

Sau đó có Mike Cheiky, người có những đổi mới về pin, dụng cụ bơm nhiên liệu. Ông là người đứng sau công ty Zpower, một Tiên Phong Công Nghệ năm 2009 chuyên về các loại pin mạ kẽm bạc có thể sạc nhiều lần cho các ứng dụng di động.

Công ty mới của ông, được vinh danh Tiên Phong Công Nghệ năm 2011, là công ty Transconic. Công ty này thiết kế một hệ thông bơm nhiên liệu có thể nâng cao hiệu suất và rất tiết kiệm cho xe ô tô giúp chúng đạt được những quy định sả thải nghiêm ngặt.

Cheiky mở 6 công ty với vợ ông, Charity và được trao 35 bằng sáng chế trong bốn mảng chính của Công nghệ, và hiện đang có 10 bằng khác sắp được cấp. Mặc dù ông đang quản lý Transonic, Cheiky còn chuyển sang một lĩnh vực mạo hiểm khác, gọi là nguyên liệu sinh học CoolPlanet. Công ty Silicon Valley đang phát triển cái gọi là nhiên liệu không cácbon, dựa trên quá trình quang hợp của cây xanh, hấp thụ CO2 từ không khí và một ngày nào đó sẽ thay thế xăng dầu.

Adimab - tiềm năng phát triển cho ngành dược phẩm

Kháng thể Adimab hứa hẹn sự tăng tốc trong nghiên cứu công nghệ sinh học (Nguồn: BusinessWeek)

Một điều không đáng ngạc nhiên là những công ty được vinh danh nhà Tiên Phong Công Nghệ đều là các doanh nghiệp thành công. Trong đó có Tillman Gerngross ở Darthmouth và Dane Wittrup ở Học viện CNTT Massachusetts, hai nhà khoa học trong số nhà công nghệ sinh học về men hàng đầu.

Họ hợp lại và sang lập ra công nghệ  Adimab, một nền nghiên cứu kháng thể dựa trên men sinh học có thể áp dụng trong ngành dược phẩm; công ty này cũng được trao giải Tiên Phong Công Nghệ 2011. Công nghệ này hứa hẹn tăng tốc quá trình phát triển những phương pháp chữa trị mới.

Gerngross là một nhà khoa học người Áo đang sống ở Mỹ. Ông nói ông và Wittrup không có ý định kinh doanh Adimab cho các công ty dược phẩm. Các mô hình kinh doanh có vốn đầu tư liều lĩnh và liên quan tới dược phẩm thường dẫn tới các công nghệ tốt nhất nhưng lại nằm trong tay số ít các công ty dược phẩm khổng lồ, điều này giới hạn những đóng góp của chúng tới việc cải thiện sức khỏe con người nói chung, Gerngross nói.

Mục đích của Adimab là thay đổi diện mạo của những nghiên cứu kháng thể cho nghành dược, không chỉ cho một đối tượng nào đó.

Những tầm nhìn lớn và tham vọng như vậy tạo nên hàng chục doanh nghiệp mỗi năm trong danh sách Tiên Phong về Công Nghệ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

( Theo Jennifer L. Schenker (Hoàng Dung dịch) // vnr500 online )

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • iPhone – đứng vững nhờ đâu?
  • Google và Apple có thể hạ bệ "ông lớn" Coca-Cola?
  • Bước đột phá trong dự án của Google?
  • Luxgen chạm mốc 1.000 đơn hàng
  • Sức mạnh của ý tưởng
  • Khai thác hiệu quả thị trường trong nước
  • Cuộc chiến máy tính bảng ngày càng dữ dội
  • Cuộc đua quyết liệt trên đường bay nội địa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com