Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nuôi con đặc sản trên đồi trọc kiếm bạc triệu

Với hơn 300 con ba ba, 100 đôi chim bồ câu Pháp, 20 con thỏ giống, 20 con rắn hổ mang trâu, 10 thùng lấy mật… trừ chi phí mỗi năm gia đình ông thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Sinh ra, lớn lên ở Hải Dương, ông Phạm Phú Hưng học đóng tàu tại Xí nghiệp Đóng tàu thuyền Tiên Yên (Quảng Ninh). Sau 10 năm lênh đênh sông nước, năm 1973 ông trở về xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang xây dựng gia đình, lập nghiệp tại quê nhà.

Ông Hưng kể: "Ban đầu chưa có vốn, tôi và một số bạn bè đi buôn trâu, lợn chuyển lên Hà Nội. Khi có được chút vốn, tôi cùng vợ con di cư tới thôn Tân Sơn, xã Bảo Sơn, nhận hơn 1ha đất trống đồi trọc để trồng rừng. Số tiền dành dụm được cộng với vay mượn bạn bè, người thân, tôi bắt đầu nuôi và thỏ để kiếm vốn làm ăn lâu dài".

Khi đã tiết kiệm được ít vốn,gia đình ông mở rộng diện tích, nuôi thêm ba ba, chim bồ câu Pháp… Không có kinh nghiệm trong chăn nuôi, những năm đầu, gia đình ông đã lỗ hàng chục triệu đồng. Với quyết tâm làm giàu để thoát nghèo, ông chủ động tìm hiểu tài liệu qua sách báo, đi học tập các mô hình nuôi con đặc sản trong cả nước.

Đến nay ông đã xây dựng thành công mô hình nuôi con đặc sản tổng hợp trên diện tích 1ha. Với hơn 300 con ba ba, 100 đôi chim bồ câu Pháp, 20 con thỏ giống, 20 con rắn hổ mang trâu, 10 thùng lấy mật… trừ chi phí mỗi năm gia đình ông thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Ông Hưng chia sẻ kinh nghiệm: "Khó nhất trong chăn nuôi là giữ được nguồn nước, bởi nếu dịch bệnh bùng phát thì nguồn nước là phương tiện lây lan nhanh nhất. Để đảm bảo nguồn nước luôn sạch và không bị nhiễm khuẩn, tôi luôn thực hiện phương pháp: 3 viên Tetaxelin + 1 muỗng muối trắng + 4 lít nước, cho uống hàng ngày để phòng bệnh cho vật nuôi".

Theo ông Hưng, ưu điểm các vật ông nuôi là chống chịu các dịch bệnh tốt; không tốn công chăm sóc.Như ba ba và rắn, trung bình một tháng chỉ cần cho ăn một lần. Để các loài đặc sản lớn nhanh, tỷ lệ sống cao, ông luôn quét dọn chuồng trại sạch sẽ, định kỳ một tuần phun thuốc tiêu độc, rắc vôi bột khử trùng; thường xuyên che chắn chuồng trại bảo đảm mùa hè thoáng mát, mùa đông ấm để vật nuôi không bị bệnh. Thức ăn chủ yếu là tận dụng rau, củ quả có sẵn trong vườn nhà, riêng ba ba và chim cho ăn rau xanh kết hợp với cám công nghiệp.

Bên cạnh đó, các vật nuôi đặc sản không lo đầu ra, chủ yếu các nhà hàng trong vùng đến đặt mua; giá bán ổn định. Nắm chắc kỹ thuật, ông Hưng không giữ làm bí quyết riêng mà tận tình giúp đỡ những hộ có nhu cầu nuôi con đặc sản. Nhờ ông giúp, xã Bảo Sơn đã có rất nhiều mô hình nuôi con đặc sản.
 
(Theo Dân Việt)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com