Anh Phạm Nhật Tân ở ấp 1, xã Phước Đông, huyện Cần Đước (tỉnh Long An) hiện đang là chủ vườn hoa lan rộng 6 ha với hơn 1 triệu giò lan.
Từ năm 2010 đến nay, mỗi tháng anh Phạm Nhật Tân bán hơn 30.000 giò lan với giá 25.000 đồng/giò và 750.000 bông lan giá từ 5.000-8.000 đồng/bông, trừ chi phí, mỗi tháng anh thu hơn 1 tỷ đồng.
Cách đây 10 năm, anh Tân bắt đầu tìm tòi sách báo, tham quan một số vườn lan ở Thành phố Hồ Chí Minh và bắt đầu nghiên cứu trồng thử nghiệm lan Denbro. Thấy hoa lan phát triển và nhu cầu thị trường rất cao nên anh Tân bắt đầu khởi sự nghề trồng lan. Lúc đầu chưa có vốn, chưa có kinh nghiệm anh tận dụng đất trong vườn trồng 500 giò, rồi tăng lên 2.000-3.000 giò lan.
Đến khoảng từ năm 2006-2007, anh Tân mạnh dạn chuyển 1 ha đất trồng lúa sang trồng lan và đến năm 2009 còn thuê thêm hơn 4 ha đất ruộng để mở rộng vườn lan lên 6 ha với các giống hoa lan mua từ Thái Lan về.
Theo anh Tân, do thời tiết, nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hoa lan, anh Tân đã làm nhà lưới, mái che, tự nghiên cứu ra hệ thống lọc tự nhiên bằng cách đào hệ thống mương bao quanh mặt ruộng, sau đó làm giàn trồng lan trên mặt mương.
Với cách làm này, hơi nước bốc lên làm mát cho hoa lan, trong khi nguồn nước ngầm bơm từ giếng lên được lọc tuần hoàn qua hệ thống mương, sau đó thu gom về ao lắng và đưa lên dàn tưới tự động giúp hoa lan phát triển tốt, nên chỉ trồng 1 năm là thu hoạch giò hoặc bông.
Sở hữu những ngôi nhà và những xế hộp đắt tiền, giới giàu có và nổi tiếng còn chi tiền cho một số công việc giúp cho cuộc sống thường nhật của họ tiện nghi hơn.
Sản phẩm “Burger cơm” đang được phát triển và có kế hoạch mở rộng tại các siêu thị tại Tp.HCM và Hà Nội, theo ý tưởng của nhóm bạn trẻ tại Tp.HCM.
Khởi nghiệp từ tháng 2/2010, chỉ trong nửa năm đầu tiên, Krystal O'Mara đã ghi tên mình vào danh sách những doanh nhân khởi nghiệp thành công nhất với thành tích Công ty Tư vấn – Thiết kế nội thất sinh thái ReMain mà cô là nhà sáng lập trở thành thương hiệu dẫn đầu trong nhiều tuần tại thị trường Bắc Mỹ.
Kinh doanh chocolate không mới, chính vì thế gắn chocolate với nghệ thuật nhằm thu hút khách là một thách thức thú vị đối với những doanh nghiệp trẻ như D’ Art Chocolate.
Thành công với dự án đào tạo kỹ năng mềm cho giới trẻ tại Việt Nam, nhưng đối với Đỗ Trần Bình Minh và nhóm bạn thành lập Công ty CP TGM thì mục đích kinh doanh của nhóm không chỉ là lợi nhuận, mà còn là sự đam mê.
Sức sáng tạo không ngơi nghỉ là “nguồn tài nguyên” chủ đạo làm nên thành công của cô gái trẻ Trần Phương Huyền, Giám đốc Công ty THHH Take One – thương hiệu gối thủ công nức tiếng đất Hà thành.
Ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) có những thanh niên chăn bò có thu nhập lên tới 1-2 triệu đồng/ngày. Có người trở thành tỉ phú từ hai bàn tay trắng, khởi nghiệp từ nghề nuôi bò thuê.
Là một học sinh trung học nhưng Hart Main đã gây ra một tiếng vang lớn tại thành phố Marysville bang Ohio (Mỹ) khi trung bình hàng tuần kiếm được 280.000 USD.
Chưa bao giờ Việt Nam có nhiều người nước ngoài đến thế, họ sang làm việc cho các dự án phi Chính phủ, công ty, các trung tâm ngoại ngữ và nhiều nhất là "Tây ba lô" đến Việt Nam du lịch. Và để mưu sinh, họ - những ông "Tây ba lô" - cũng lăn lộn tìm việc ở Việt Nam như người Việt thực thụ.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.