Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng tinh thần sau khủng hoảng kinh tế: kịch sàn!

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế khiến chỉ số Dow Jones rớt thê thảm, những nhà kinh doanh cũng sa sút tinh thần tới mức kịch sàn như những chỉ số chứng khoán rực một màu đỏ. Có thể bạn sẽ bán tống bán tháo tất cả, thay vào đó là ôm khư khư đống tiền không sinh lợi. Paul Michelman không như vậy, ông khuyên bạn nên bình tĩnh, và cách duy nhất để bảo vệ khoản đầu tư của mình là để mặc chúng như vậy.

Khủng hoảng tinh thần: Chạm mức kịch sàn

Khủng hoảng tinh thần chạm mức kịch sàn? Bạn nên làm gì?

Hôm qua, lúc bốn giờ chiều (giờ miền đông nước Mỹ) tôi đã chạm kịch sàn. Đó là ngày Yom Kippur, ngày sùng đạo - ngày thiêng liêng nhất trong năm của những người Do Thái. Đáng lẽ tôi không nên để mắt tới thị trường. Nhưng tôi lại liếc qua thị trường một hoặc hai lần trong ngày - và tôi thấy nó yên bình. Nó tăng một chút, giảm một chút và mọi việc dường như đã được giải quyết êm thấm. Tôi nghĩ, có lẽ sự phối hợp cắt giảm lãi suất cuối cùng đã có hiệu quả, cuối cùng mang một chút sáng suốt cho những hành động phi lý (vốn bị dẫn dắt bởi sự sợ hãi) tác động mạnh lên thị trường cổ phiếu.

Lần cuối cùng khi tôi kiểm tra sau giờ ăn trưa, chỉ số Dow Jones có tăng một chút. Tôi không nhớ chính xác con số, nhưng nó dao động trong khoảng 100 điểm so với khi mở cửa. Nhưng khi đồng hồ chỉ đến 4h20, tôi bắt đầu có một cảm giác băn khoăn: Thị trường đã đóng cửa được 20 phút… Chỉ số cuối cùng khi đóng cửa là?… Tôi muốn biết nó là bao nhiêu… Tôi liếc nhanh chiếc BlackBerry của mình và cứ nghĩ chỉ số Dow Jones khi đóng phiên có màu xanh.

“Lạy chúa Jesus” Tôi gần như kêu lên một cách vô thức (và đó không phải là điều tốt khi người Do Thái đang tìm kiếm sự ăn năn hối lỗi).

Rớt 678 điểm? Có phải bạn đang đùa tôi không? Điều tồi tệ lại xảy ra. Bất cứ tín hiệu lạc quan nào, những gợi ý về một loạt các biện pháp tin cậy đã được thực thi hướng vào khủng hoảng tài chính thêm một lần nữa bị thằng thừng từ chối trong những khoảnh khắc cuối cùng của phiên giao dịch, thay vào đó là sự hoảng loạn không phanh. Nó như thể là những nhà đầu tư nhìn vào đồng hồ, thấy đã 3h30, chỉ nghe thấy tiếng chuông theo kiểu phản xạ có điều kiện, và đột nhiên la lên “Bán, bán, bán”.

Tôi ngồi thẫn thờ trên ghế sofa, ngập trong cám giác chán chường, run rẩy, căng thẳng tột độ. “Điều gì đang xảy ra ở đây? Không còn chút hy vọng gì cho Chủ nghĩa Tư bản hay sao? Tôi có nên đi mua đồ hộp không?”

Một lúc sau, vợ tôi bước vào phòng: “Anh có biết chuyện gì đã xảy ra không?”

Tôi lắp bắp: “Không, chuyện gì vậy?”

- “Chỉ số Down Jones đã rớt gần 700 điểm. Nó tụt xuống chỉ trong 20 phút cuối của phiên giao dịch. Thật là thảm hoạ.”

- “Vậy, anh sẽ làm gì với nó?”

Đó là một câu hỏi thú vị. Tôi lập tức phản bác:

- “Đó không phải là điều mấu chốt. Em có thấy là nó đã rớt giá thê thảm như thế nào trong hai tuần rồi không? Chúng ta đều đã nghe về sự phản ứng đồng bộ theo kiểu domino.”

- “Vậy, anh sẽ làm gì với nó?” (Lại thế nữa. Cô ấy chỉ có mỗi một cách là lặp lại câu hỏi).

Điều duy nhất Paul Michelman muốn khuyên bạn là hãy bình tĩnh trong mọi tình huống

Tôi sẽ làm gì với nó ư? - Tôi có thể hoảng loạn hơn, cụ thể:

Tôi sẽ bán 50% khoản tiết kiệm bằng lương hưu bị mắc kẹt trong thị trường?

Không, tôi ko làm vậy. Tôi vẫn còn một chút sáng suốt, tôi không tin rằng thị trường sẽ rớt giá mãi, và cách duy nhất để bảo vệ khoản đầu tư của mình là để mặc chúng như vậy. Tôi tự nhắc nhở bản thân rằng chỉ số NASDAQ đã mất khoảng 80% giá trị trong mười ngày, trước khi nó bắt đầu hồi phục. Sáng nay, thậm chí tôi còn nghĩ đến việc mua cổ phiếu của tập đoàn bán lẻ Wal-Mart và hãng Target (đây quả là một ý nghĩ nông cạn).

Tôi sẽ rút hết tiền từ tài khoản tiết kiệm và để chúng dưới đệm của tôi?

Tôi có thể làm điều đó, nhưng tôi đã có chiếc gối rất êm, và tôi không nghĩ điều này có tính thực tế cao. Làm theo cách đó, tôi sẽ chẳng thu được một chút lãi suất nào.

Tôi sẽ lén vào cửa hàng bán lẻ Costco và mua dự trữ nước đóng chai và nước trái cây loại V-8?

Không, nước đóng chai có hại cho môi trường và tôi không thích nước trái cây V-8. Tôi đã từng có cảm giác thoáng qua rằng thật là hay nếu biết cách trồng rau xanh và săn bắn thú ra sao. Nhưng cảm giác đó đã qua đi nhanh chóng.

Với tất cả những phương án nên làm đã bị loại trừ, còn điều gì cho chúng ta? Đối với tôi - như đã nói ở trên - tôi đã chạm đáy. Và tôi chẳng thể rơi hơn được nữa.

Tôi đã bị ám ảnh quá mức bởi từng động thái của thị trường, bị vẽ ra cảnh tượng của ngày tận thế, bị đánh vào tài khoản mang tên niềm tin. Trước đây, chúng ta đã trải qua sự suy thoái, chúng ta cũng đã vượt qua thời kỳ thị trường ngủ đông. Điều đó có thể là tồi tệ. Nhưng chúng ta không thể làm gì hơn ngoài việc vượt qua qua nó - miễn là điều tồi tệ nhất chưa xảy ra - và đương đầu với những gì đang đến.

(Theo Hoàng Thủy//Paul Michelman//TuanVN)

  • Những ý tưởng kinh doanh khôi hài ở châu Á
  • Có “cửa” nào cho Tràng Tiền Plaza?
  • Sẵn sàng khởi nghiệp và sẵn sàng thất bại
  • Tan ý định khởi nghiệp vì khủng hoảng
  • Bí quyết thành công của tỷ phú đứng sau thương hiệu Zara
  • Biến thất bại thành cơ hội
  • Đấu tranh với cạm bẫy
  • Chiến thắng bằng giá trị gia tăng
  • Sức mạnh của những ý tưởng cũ
  • Kế sách: Vịt phải biết bơi
  • Kế sách: biến không thành có
  • Kế sách: Mượn đá vá trời
  • Kế sách: Động cỏ đánh rắn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com