Trung Quốc luôn là thị trường hấp dẫn, nhưng làm ăn ở đây chưa bao giờ dễ dàng. “Dù lớn hay nhỏ, bạn cũng đều phải biết chấp nhận cái nóng nếu muốn ở lâu trong bếp ăn Trung Quốc”, nhà báo Howard R. Gold ví von về việc làm ăn với Trung Quốc trên MarketWatch.
Những ví dụ nhãn tiền
Tháng trước, cổ phiếu của Yahoo đã giảm gần 11% chỉ trong 3 ngày giao dịch trước tin tức ngôi sao trong ngành Internet Trung Quốc Alibaba Group Holdings, hãng Yahoo đang nắm 43% cổ phần, bất ngờ chuyển nhượng Alipay cho một công ty thuộc sở hữu của Jack Ma, Giám đốc điều hành của Alibababa mà không hề có sự chấp thuận của Yahoo. Alipay là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến bên thứ ba nhiều lợi nhuận của Alibaba, và được coi là phiên bản PayPal của Trung Quốc.
Ảnh hưởng của thương vụ này có thể sẽ rất lớn. Cổ phần của Yahoo ở Alibaba và Yahoo Nhật Bản chiếm tới một nửa giá trị thị trường 16 USD/cổ phần của công ty. Và ban quản lý của Yahoo có vẻ còn đang chưa hết ngỡ ngàng tin tức này.
Vụ chuyển nhượng bất ngờ một tài sản quan trọng cho công ty độc lập thuộc sở hữu của nhà sáng lập Alibaba, Jack Ma trở thành sự kiện gây tranh cãi lớn tại một đất nước nơi tham nhũng và kinh doanh vụ lợi còn quá phổ biến. Tồi tệ hơn, chính các quy định mới của chính phủ về quyền sở hữu dịch vụ thanh toán của các địa phương đã thúc đẩy động thái này.
![]() |
Yahoo, Unilever đều là những ông lớn đã gặp vấn đề khi kinh doanh ở TQ (Ảnh: Vietbao) |
Tranh chấp này có thể được thu xếp ổn thỏa và được lý giải là nhằm tái cơ cấu hoạt động kinh doanh theo hướng hiệu quả hơn. Nhưng sự việc cũng làm nảy sinh những quan ngại lớn trong các doanh nghiệp nước ngoài về đầu tư và làm ăn kinh doanh tại Trung Quốc.
Thậm chí đáng chú ý hơn là kinh nghiệm mới đây của Unilever, tập đoàn cung ứng hàng tiêu dùng lớn của Anh - Hà Lan. Các nhà quản lý của Unilever có lẽ đã quá sơ suất khi định nâng giá xà bông và chất tẩy rửa tại Trung Quốc, nơi lạm phát chính thức đang ở khoảng 5,3%. Người tiêu dùng Trung Quốc đổ xô đến mua tích trữ các sản phẩm Unilever trước kế hoạch tăng giá này.
Chính phủ Trung Quốc lập tức khiển trách Unilever, phạt hành chính tập đoàn này hơn 300.000 USD vì "dám" bàn chuyện tăng giá không đúng thời điểm - dù trước đó công ty đã đồng ý rút lại ý định.
Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia cho biết, Unilever đã "làm gia tăng kỳ vọng lạm phát trong người tiêu dùng" và "bóp méo nghiêm trọng trật tự thị trường". "Hình phạt nghiêm khắc" cần phải được đưa ra, cơ quan hoạch định kinh tế này bổ sung, để các công ty khác rút ra bài học từ đây.
Rồi đến tuần trước, Cơ quan này lại quay ngoắt 180 độ khi một quan chức nói Unilever có thể tăng giá một số sản phẩm mà không bị phạt.
Pháp luật mơ hồ
Các công ty và nhà đầu tư còn gặp không ít rào cản lớn khi làm ăn tại Trung Quốc: một chính phủ luôn đặt trật tự xã hội lên trên hết mọi thứ và một hệ thống pháp luật vừa mơ hồ vừa phản ứng thiếu nhanh nhạy.
Mặc dù nhiều người cho rằng tình hình đã cải thiện rõ rệt ở một số khu vực, nhưng vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và can thiệp của chính phủ vẫn thực sự gây ra những trở ngại.
Doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục đổ tới Trung Quốc vì tăng trưởng cao, vượt xa tốc độ trong nước. Nhưng họ cần phải luôn tỉnh táo để không đụng chạm tới lợi ích cố hữu và có những sản phẩm quá mới mẻ, đến mức dân địa phương quyết đánh gục và bán rẻ hơn so với giá trên thị trường thế giới.
Christian Murck, chủ tịch Văn phòng Thương mại Mỹ tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho biết, tại Trung Quốc đã có những thay đổi lớn và lành mạnh trong thời gian gần đây. "Giờ đây, bạn có chỗ để trông cậy. So với 10 năm trước, hệ thống luật đã hoàn thiện và chi tiết hơn nhiều".
![]() |
Chính phủ thất thường luôn đặt trật tự xã hội lên trên hết và hệ thống pháp luật mơ hồ, thiếu nhanh nhạy cũng là những rào cản trong việc kinh doanh của các DN nước ngoài tại TQ. |
Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trong việc thực thi luật hợp đồng và luật chứng khoán, và theo Murck, nhiều công ty nước ngoài đã giành chiến thắng trong những vụ kiện đối với các công ty Trung Quốc tại tòa án.
Tuy vậy, Murck cũng thừa nhận sẽ tốt hơn nếu là một công ty đa quốc gia nhiều ảnh hưởng, mối quan hệ và tiềm lực khi tranh tụng tại tòa. "Còn với công ty Mỹ nhỏ thì thách thức còn nhiều".
Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp tài sản sở hữu trí tuệ, như kinh nghiệm cay đắng của một công ty hóa chất nhỏ có trụ sở tại Schenectady, New York.
Công ty SI Group sản xuất nhựa-cao su chuyên dụng trong sản xuất lốp xe. Công ty này mở một nhà máy tại Thượng Hải thì gặp một đối thủ "cao tay" - Công ty hóa chất Sino Legend Chemical. Theo cáo buộc của SI trên tờ tạp chí Phố Wall, Sino Legend đã lôi kéo và thuê mất nhà quản lý nhà máy Thượng Hải của SI Group, và sản xuất sản phẩm gần như giống hệt, và làm xói mòn cơ sở khách hàng của công ty Mỹ.
Công ty Trung Quốc phủ nhận cáo buộc trên và nguyên giám đốc nhà máy SI giải thích, "ông tham gia Sino Legend để kiếm nhiều tiền hơn, chứ không phải để xâm phạm bản quyền của một sản phẩm. Có chăng đó chỉ là sự trùng hợp".
SI Group đã mất 1 triệu USD cho vụ kiện mà theo tờ tạp chí Phố Wall đưa tin "đã được xét xử chỉ trong vòng 1 ngày, nhưng tòa án không hề ra phán quyết". IS làm một đơn kiện khác, với bằng chứng mới cho cáo buộc của mình, nhưng vẫn chưa nhận được thông tin gì từ tòa án ở Thượng Hải.
Mê cung luật, tham nhũng, nạn ăn cắp bản quyền
Không chỉ những công ty nhỏ mới gặp rắc rối. Tuần trước, Steve Ballmer, tổng giám đốc Microsoft, cho biết, doanh thu của công ty tại Trung Quốc thường chỉ bằng 5% so với tại Mỹ dù doanh số máy tính bán ra tại hai nơi gần tương đương. Lý do là nạn ăn cắp bản quyền tràn lan.
Sản phẩm Office và Windows bán tại các góc phố Trung Quốc chỉ có giá 2-3 USD, một con số chỉ bằng phần nhỏ mức giá niêm yết trên trang web thương mại Staples.com. Ballmer và Bill Gates đã phải đau đầu về vấn đề này từ nhiều năm. Dù chính phủ Trung Quốc cũng nỗ lực ngăn chặn nạn ăn cắp bản quyền, nhưng một khảo sát gần đây ước tính gần 4/5 chương trình phần mềm cài đặt tại Trung Quốc không có bản quyền.
"Tranh chấp quyền tài sản trí tuệ dân sự tại Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh, với mức tăng năm sau so với năm trước khoảng 32,96% lên 48.051 vụ", AmCham China đề cập trong báo cáo tháng Ba. Điều đáng nói là, 96% số vụ việc tại tòa án Trung Quốc liên quan tới hai bên đương sự Trung Quốc kiện nhau, vì thế đây cũng là vấn đề của chính nước này.
Và cuộc thăm dò mới đây của các thành viên AmCham China cho biết "họ đang gặp nhiều rắc rối hơn trong việc xin cấp phép kinh doanh ở Trung Quốc, tìm hiểu luật và các quy định khó hiểu cũng như đối phó với tham nhũng... Các công ty Mỹ còn quan ngại về cách tiếp cận kiên quyết hơn của Trung Quốc trong công tác hoạch định chính sách và thực hành quản lý mà họ tin rằng chỉ làm lợi cho các công ty Trung Quốc trong khi gây thiệt hại cho các đối tác nước ngoài". Tuy nhiên, năm ngoái, 83% trong số này vẫn có ý định mở rộng kinh doanh tại Trung.
Đơn cử, Intel vừa bổ nhiệm lãnh đạo "chóp bu" Sean Maloney tới Hồng Kông làm chủ tịch chi nhánh Trung Quốc của hãng. Các công ty lớn khác cũng có động thái tương tự. Theo tin từ tờ Financial Times, 305 công ty đa quốc gia có trụ sở bên ngoài đã đến Thượng Hải năm ngoái, tăng 33% chỉ trong vòng 2 năm.
Huyền thoại Steve Wynn (trong lĩnh vực bất động sản, nghỉ dưỡng, và sòng bạc) cũng đang tính chuyện mở rộng Wynn Resorts ở Trung Quốc để khai thác hơn nữa thánh địa sòng bạc Macau. Wynn đang chuẩn bị một cuộc "tổng tiến công" nhưng ông cũng hiểu ông phải hết sức nhún nhường khi làm việc với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Wenm chia sẻ trên tờ tạp chí Phố Wall: "Bạn đến Trung Quốc với chiếc mũ trong tay. Họ thuê sự giúp đỡ bên ngoài khi họ cần nó ở nước này. Trong trường hợp của tôi, họ muốn mở rộng Macau. Và thật may mắn nếu bạn tình cờ có những thứ họ tìm kiếm, và họ mời bạn và cho phép bạn tham gia. Tôi đã đủ may mắn để được xác định là người có thể tận dụng".
Vì thế, dù lớn hay nhỏ, bạn cũng đều phải biết chấp nhận cái nóng nếu muốn ở lâu trong bếp ăn Trung Quốc.
(Theo Đình Ngân // VEF// MarketWatch)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com