Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nan giải cuộc chiến chống hàng fake

Trong khi doanh số của các loại túi xách đắt tiền, cà vạt và các loại đồng hồ đã tăng mạnh cùng với niềm tin của người tiêu dùng, doanh số của các mặt hàng giả đang tăng lên.

Càng chiến đấu công khai, càng chết!

Các loại hàng giả như mắt kính, áo sơ mi hay khăn quàng cổ được rao bán rộng rãi tại các cửa hàng bất hợp pháp và trên mạng. Những con số về doanh thu của khu vực này vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, bất cứ ai từng đi nghỉ tại một bãi biển ở Ý, một thành phố ở châu Á hay lướt web đều biết rằng có vô số những mặt hàng giả nhái theo các thương hiệu đắt tiền được bày bán tràn lan.

"Ước tính có khoảng 40 triệu đồng hồ nhái các thương hiệu sang trọng được bán ra một năm", ông Jean - Daniel Pasche, chủ tịch Liên đoàn của ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ cho biết. Trong khi đó, chỉ có khoảng 26 triệu chiếc đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ được xuất khẩu trong năm 2010. Nếu cộng thêm với số lượng đồng hồ được bán trong nước, con số này vẫn thấp hơn số lượng hàng giả đã được bán ra.

Thêm vào đó, khi hàng giả đang ngày càng khó phân biệt, những mặt hàng nay thường được dẫn dắt bởi các tổ chức tội phạm, liên quan đến những tổ chức buôn bán ma túy và mại dâm, sử dụng lao động trẻ em trong những điều kiện khắc nghiệt", Ted Max, một luật sư chuyên về chống hàng giả của Mỹ nói.

Hàng giả đang làm tổn hại đến các thương hiệu sang trọng và ảnh hưởng đến những giá trị cốt lõi.

"Vụ đánh bom tại Trung tâm Thươmg mại Thế giới cũng có sự hỗ trợ một phần từ các tổ chức làm hàng giả", ông nói thêm. Tuy nhiên, mặc dù phản ứng kịch liệt, hầu hết các thương hiệu cao cấp lại không mấy khi đề cập đến vấn đề hàng giả.

Richemont, hãng sản xuất các mặt hàng sang trọng lớn thứ hai thế giới thì kêu gọi sự trợ giúp của các hiệp hội. Còn LVMH, một hãng có quy mô còn lớn hơn, cũng chỉ nêu ra chủ đề này trong một vị trí rất nhỏ trên trang web của mình.

Sự im lặng này bắt nguồn từ sự sợ hãi của các hãng lớn lo sợ rằng việc đưa ra thảo luận rộng rãi sẽ khiến công chúng bị thu hút vào các mặt hàng giả và cung cấp tính hợp pháp.

"Nếu công khai sự tồn tại của hàng giả, các hãng sẽ phải cắt giảm số lượng và trong nhiều trường hợp là chất lượng để duy trì sản xuất", một nhà phân tích nhận định.

Sự dè dặt của ngành công nghiệp hàng sang trọng đang tạo ra những thách thức lớn. Tại một số cửa hàng trong khu phố Tàu của New York, hàng giả đả trở thành một ngành kinh doanh lớn thông qua mạng Internet. Mối đe dọa đến từ tất cả các mặt hàng tư nước hoa cho đến dược phẩm bao trùm trên các trang web mặc nhiên thừa nhận đây là các mặt hàng nhái. "Mạng Internet đang tạo ra một chiến trường mới", Gian Giacomo Ferraris, giám đốc điều hành của Versace nói.

Nan giải và trường kỳ

Nhưng sự im lặng của các nhãn hiệu nổi tiếng không đồng nghĩa với việc không hành động. Những công ty hàng đầu đã thông qua 3 chiến lược.

Đầu tiên, đó là hợp tác với hải quan và các nhà hành pháp để tịch thu hàng giả tại các bến cảng, đường phố. Hầu hết các thương hiệu quen thuộc đều làm việc với cơ quan cảnh sát và hải quan, trong vai trò hướng dẫn để các tổ chức này có thể phát hiện hàng giả và trừng trị những nhà cung cấp bất hợp pháp.

"Có một vấn đề trong nhận thức của công chúng và người tiêu dùng. Điều này cũng giống như việc tải trái phép một bài hát trên mạng -  một số người cho rằng họ cũng được "quyền" bán các mặt hàng giả".

Công cuộc chống lại hàng giả diễn ra rất phức tạp và kéo dài. Thêm vào đó, lực lượng cảnh sát luôn được ưu tiên để đối phó với những tội phạm "thực sự" như kẻ giết người hay hãm hiếp. Vì vậy, các hãng sản xuất cũng tạo ra những lực lượng chống hàng giả cho riêng mình. Richemont có khoảng 30 nhân viên chuyên giải quyết vấn đề hàng giả. Con số này gấp hai lần đối với LVMH.

Các bộ phận này làm việc với các cơ quan quốc tế, hiệp hội thương mại quốc gia, và những nhà sản xuất thứ ba. Phạm vi hợp tác kéo dài từ nhưng tổ chức lớn như Tổ chức Thương mại Thế giới đến những tổ chức có quy mô khu vực như  Liên minh quốc tế chống hàng giả của Mỹ, hay tổ chức Liên minh châu Âu của châu Âu. Nhiều tổ chức cá nhân cũng thể hiện nỗ lực của mình. Một trong những nhiệm vụ chính của Liên đoàn đồng hộ Thụy Sĩ tại Hồng Kông đó là theo dõi hàng giả. Tổ chức của ông Pasche đã phát hiện và tiêu hủy hơn 1,5 triệu chiếc đồng hồ Thụy Sĩ giả vào năm ngoái. Versace xác định khoảng 360000 chiếc đồng hồ giả hàng năm.

Một số  bộ phận khác lại tập trung phát triển công nghệ. Wisekey, một nhóm an ninh tại Geneva, đã phát triển một thiết hệ thống nhận dạng kỹ thuật số để phân biệt hàng giả. Thiết bị này đã được hãng sản xuất đồng hồ Hublot thông qua.

Nhưng liệu các thương hiệu sang trọng có thể chiến thắng trong cuộc chiến khốc liệt này?

Hầu hết đều công nhận những nỗ lực lớn của các cơ quan thực thi pháp luật thời gian qua. Những đợt tấn công hay tiêu hủy hàng giả đang mang tới một thông điệp mạnh mẽ. Tuy nhiên, tất cả đều phải thừa nhận việc truy đuổi những kẻ buôn bán trên mạng Internet là vô cùng khó khăn.

"Trước đây, phạm vi truy bắt có thể được thu hẹp về mặt địa lý, nhưng hiện tại nó đã mở rộng theo cấp số nhân", ông Max cho biết. Hiện tại những đạo luật mới cũng được ban bố để hỗ trợ cho các thương hiệu. Chẳng hạn, đó là quy định về việc quản lý tên miền. Năm ngoái, liên đoàn đồng hồ Thụy Sĩ đã đóng cửa gần 300000 website hoạt động trái phép. Một số hành động cũng đã được đưa ra, đáng chú ý nhất là của LVMH đối với các hãng phân phối trực tuyến lớn như eBay hay Google.

"Tuy nhiên với mỗi chiến thắng pháp lý chống lại eBay, lại có hàng trăm những website nhỏ hơn được mở ra và những website này cũng ít quan  tâm hơn tới danh tiếng của mình", chuyên gia phân tích nói.

Ông Ferrari cũng thừa nhận: "Nó giống như những chiếc vòi bạch tuộc. Nhưng tôi là một người lạc quan, tôi tin rằng hành động liên tục của chúng ta sẽ có thể chống lại sự sai trái này".

(VEF)

  • Những ý tưởng kinh doanh khôi hài ở châu Á
  • Có “cửa” nào cho Tràng Tiền Plaza?
  • Sẵn sàng khởi nghiệp và sẵn sàng thất bại
  • Tan ý định khởi nghiệp vì khủng hoảng
  • Bí quyết thành công của tỷ phú đứng sau thương hiệu Zara
  • Quảng cáo ở VN: Đã qua rồi thời "nhà may veston”
  • Cách đầu tư khôn ngoan nhất
  • Đừng bán linh hồn, hãy tiếp thị nó
  • Xây dựng thương hiệu hướng đến tính cộng đồng
  • Làm ăn với Trung Quốc: muốn ăn lăn vào bếp nóng!
  • Kỹ năng hài hước của lãnh đạo
  • Bí kíp khởi nghiệp trong môi trường công nghệ
  • Vẫn “loay hoay” với khát vọng hóa Rồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com