Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?

Theo một công trình nghiên cứu thì năm 2011 những lái xe người Đức bình quân bị mất 36 giờ đồng hồ vì ùn tắc giao thông, giảm ba giờ so với năm trước. Nếu người ta tin vào những nghiên cứu này thì đây là một dấu hiệu xấu đối với nền kinh tế.
 

Năm ngoái, theo tính toán bình quân mỗi người lái xe ô tô ở Đức bị mất một ngày rưỡi vì nạn ùn tắc giao thông. Số giờ bị tắc nghẽn cũng lệ thuộc vào nơi người ta ở và đi xe, thí dụ ở Stuttgart khoảng 58 giờ, ở Koeln 57 giờ và ở Hamburg 55 giờ.


Hãng Inrix của Mỹ chuyên cung cấp thông tin về giao thông, đã điều tra, tính toán về vấn đề này. Theo thông tin của Inrix thì ở châu Âu nạn ùn tắc giao thông ở các thành phố như Mailand, Brüssel, Antwerpen, Paris và Manchester là tồi tệ nhất, nơi thời gian các lái xe thường phải chờ đợi lên tới 70 giờ.

Nhìn chung thời gian bị ùn tắc giao thông trong năm ngoái có giảm. Theo Inrix thì tình trạng ùn tắc giao thông trên toàn thế giới đã giảm 17%, ở Đức là 8%. Lý do giảm ùn tắc là do giá xăng dầu đắt đỏ và tình trạng khủng hoảng kinh tế với nạn thất nghiệp cao.

Stuart Marks, nhà quản lý của Inrix, cho rằng: "Tình hình giao thông phản ánh tình hình kinh tế. Tắc nghẽn giao thông là một chỉ báo khá xác thực về tình hình phát triển kinh tế. Giao thông phản ánh tình trạng thất nghiệp, các doanh nghiệp có gửi sản phẩm của mình đi các nơi không và người tiêu dùng có chi tiền không."

Điều này thể hiện rõ ở các nước châu Âu đang bị nợ ngập đầu: tại Bồ Đào Nha nạn ùn tắc trong năm 2011 giảm một nửa so với 2010, tại Ireland ùn tắc cũng giảm 25%, tại Tây Ban Nha 15% và ở Italia giảm 12%.

Theo các dữ liệu của Inrix thì nguy cơ ùn tắc giao thông ở Đức tập trung vào chiều thứ sáu hàng tuần và chiều thứ hai hàng tuần nạn ùn tắc ít xẩy ra nhất. Inrix đo các sự cố giao thông ở Đức dựa trên các cảm biến trên đường giao thông, dựa vào số liệu thống kê và thời gian thực tế phản ánh qua thiết bị GPS đặt trong xe ô tô.

Xuân Hoài dịch theo Spiegel // Tia Sáng

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • GS. Trần Văn Thọ: Giai đoạn phát triển hiện tại của các nước Asean
  • GS. Trần Văn Thọ: Bẫy thu nhập trung bình nhìn từ các nước ASEAN
  • TS. Alan Phan: Năm nguyên lý cho một nền kinh tế khỏe
  • Trả lời câu hỏi: Trí thức là gì?
  • Quyền lực phải song hành hài hòa với tri thức
  • Từ lý thuyết trò chơi đến giải quyết khủng hoảng của 7 nhà kinh tế đoạt giải Nobel
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com