Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dấu ấn riêng của công ty bạn là gì?

Bạn biết điều gì làm cho công ty bạn trở nên đặc biệt không? Và liệu những nhân viên mới đầy tiềm năng có hiểu rõ về dấu ấn đó không?

Trên chương trình Havard Business Review ở kênh 35 của đài HBR Ideacast, ông Cathy Olofson có một buổi nói chuyện với Tamara Erickson, giám đốc học viện Concourse, đồng tác giả của cuốn sách “Làm việc tại đây có ý nghĩa gì?” Olofson hỏi Erickson rằng các công ty làm thế nào để có thể khẳng định được “dấu ấn” riêng của mình và họ phải làm gì để thu hút và giữ chân các nhân tài cho công ty?

“Dấu ấn” của công ty bạn là những công việc mà công ty bạn làm thực sự tốt – tức là những quy trình đặc biệt và duy nhất làm cho công ty vượt trội hẳn lên trong đánh giá của mọi người. Phát triển một “dấu ấn” và làm cho nhân viên của mình hiểu điều đó sẽ giúp bạn hợp lí hóa được quy trình tuyển dụng. Nó cũng giúp bạn xây dựng một nguồn nhân lực luôn gắn bó, hứng khởi và tận tâm với công việc được giao.

Ví dụ tập đoàn Whole Foods đã phát triển một quy trình tuyển dụng nhân viên nhằm mục đích thu hút và giữ lại những nhân viên theo nhóm làm việc có hiệu quả nhất. Nếu bạn muốn có một công việc ổn định trong Whole Foods, bạn phải sẵn sàng với những thử thách trong bốn tuần làm việc đầu tiên. Sau thời gian thử việc, những đồng nghiệp trong nhóm sẽ quyết định mời bạn hợp tác hay “mời bạn ra đi”.

Những người thử việc nào nhận thấy môi trường làm việc như vậy là hấp dẫn và có thể phát triển thì sẽ sẵn sàng trải qua thời gian thử thách này. Những ai không thích sẽ tự rời bỏ chương trình thử nghiệm và như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho Whole Food.

Dấu ấn riêng của công ty
Ảnh: http://forever.immortalized.net

Mỗi người khác nhau sẽ nhận thấy sự thú vị trong những “dấu ấn riêng” khác nhau này. Một số người muốn làm việc cho công ty nào tạo điều kiện cho họ tạo ra những sản phẩm có giá trị lâu dài. Một số khác thích thú với hình thức làm việc theo nhóm. Những người khác lại thích làm việc trong một môi trường đảm bảo sự ổn định và đáp ứng được những kỳ vọng cụ thể của họ.

Phân biệt và giới thiệu những “dấu ấn” của công ty mình cho người khác?

Hãy hỏi bản thân ba vấn đề sau:

    “Chúng ta sẽ nói gì với những người đến phỏng vấn?” Lý do nào bạn đưa ra nhằm thu hút các ứng cử viên đến làm việc cho công ty? Liệu lý do đó có phải là “công việc linh hoạt” hay không? Một “môi trường có sự hợp tác cao độ”? Hay một “cơ hội để hiện thực hoá những ý tưởng của bạn?” Dù bạn đưa ra bất kỳ lý do nào, thì đó chính là những “dấu ấn riêng” của công ty mà bạn giới thiệu cho những ứng viên tiềm năng.
    "Liệu có phải tất cả các nhà tuyển dụng đều nói những điều giống nhau với các ứng cử viên không?” Nếu không phải như vậy thì bạn sẽ không thể cho những ứng cử viên thấy được thế mạnh riêng biệt của công ty mình.
    “Liệu những thế mạnh riêng có thật sự rõ ràng và có thật trong công ty bạn hay không?” Giá trị của những dấu ấn riêng nói trên được thể hiện thông qua các quy trình kinh doanh – chẳng hạn như cách bạn sẽ đưa ra những quyết định thăng chức cho nhân viên như thế nào hoặc cách bạn sử dụng những ý kiến đóng góp của nhân viên ra sao? Những điều đó phải thống nhất với những gì bạn nói với ứng cử viên trong buổi phỏng vấn.

Khi những người quản lý chung của công ty giới thiệu những “dấu ấn” riêng mà công ty coi trọng cho những nhân viên mới có khả năng và khi những đặc điểm đó luôn được giới thiệu xuyên suốt và thống nhất trong các qui trình kinh doanh của công ty thì khi đó, bạn đã làm cho những đặc điểm riêng đó trở nên rõ ràng hơn .

Trong tình huống đó mọi người đều có lợi: “Những ứng cử viên” cho công việc có thể dễ dàng quyết định liệu bạn có mang lại một môi trường làm việc hấp dẫn cho họ không và nhờ đó có được sự trung thành của họ hay không? Và “các nhà tuyển dụng” có thể thu hút những nhân tài mà công ty cần để phát triển.

(Theo Lauren Keller Johnson // Tuanvietnam)

  • Làm sao để doanh nghiệp trường tồn?
  • Đãi cát tìm vàng
  • Bàn tay thép hay chiếc găng nhung?
  • Khủng hoảng và những kỹ năng điều hành mới
  • Khoa học quản lý: có chăng những “phát kiến vĩ đại”?
  • Khủng hoảng danh tiếng vì thiếu cảnh giác
  • Ba hành động để đạt được sự cân bằng tối ưu
  • Có ít hơn nhưng làm được nhiều hơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com