Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kết quả khảo sát toàn cầu của McKinsey về đánh giá các giá trị đổi mới

Một khảo sát toàn cầu của McKinsey mới đây cho thấy rằng, nhìn chung, các công ty cảm thấy thỏa mãn với việc sử dụng các giá trị đánh giá những danh mục vốn đầu tư đổi mới của mình – dẫu cho nhiều điều theo khảo sát cho thấy không phải thế. Các công ty có được lợi nhuận cao nhất từ đổi mới do sử dụng các giá trị tốt đều có xu hướng đánh giá sự đổi mới một cách toàn diện hơn so với những công ty khác.

Thậm chí trong tình trạng hỗn loạn kinh tế hiện nay, đổi mới vẫn giữ được sự ưu tiên chiến lược cao đối với hầu hết công ty cũng như nhiều công ty luôn coi nó như yếu tố đóng góp mạnh mẽ đối với sự tăng trưởng. Song nhiều công ty cũng còn phải chật vật lắm mới đánh giá được hiệu quả các danh mục vốn đầu tư đổi mới của mình. Trong khảo sát toàn cầu của McKinsey mới đây, chúng tôi đã hỏi các nhà điều hành cấp cao về những kiểu đổi mới mà công ty của họ theo đuổi, họ dùng cái nào để đánh giá và theo những giá trị nào, mục đích của họ trong việc sử dụng những giá trị đó cũng như những giá trị được chọn đó làm cho họ hài lòng ra sao.

Các công ty đang có xu hướng ngày càng quan tâm hơn đến sự đóng góp lớn nhất đối với sự tăng trưởng từ các dự án đổi mới của mình trong việc theo đuổi và đánh giá những đổi mới đó như danh mục vốn đầu tư cũng như sử dụng các giá trị thu được qua toàn bộ quá trình đổi mới đó. Cuối cùng, các công ty này được làm thỏa mãn hơn các công ty khác với khả năng của những giá trị như vậy giúp cho các tổ chức của chúng thực hiện được mọi điều từ việc sắp xếp ưu tiên thực thi cá nhân tới cải tiến thực thi đổi mới rồi đến giao thiệp với các nhà đầu tư.

16% các nhà điều hành được hỏi đều nói rằng công ty của họ không sử dụng bất kỳ giá trị nào để đánh giá những sự đổi mới. Còn đối với những công ty có sử dụng điều đó thì phần lớn đều thấy hài lòng mặc dù những gì tìm thấy vẫn cho thấy rằng các công ty này đều đang không sử dụng hiệu quả hết khả năng của những giá trị đó. Đáng kể nhất là những công ty thích dựa vào những giá trị cho đầu ra hơn đầu vào, vì vậy không đánh giá được toàn bộ quá trình của sự đổi mới. 45% không theo dõi mối quan hệ giữa việc đầu tư vào sự đổi mới với giá trị cổ đông. Hơn nữa, mặc dù nhiều công ty thấy hài lòng với sự sử dụng các giá trị cải tiến nói chung song vẫn có một số vẫn chưa hài lòng với những sử dụng cụ thể, nhất là sắp xếp ưu tiên thực thi cá nhân.

Điều gì được đánh giá và tại sao

Sự đổi mới là sự ưu tiên chiến lược cao đối với hầu hết các công ty. Tuy nhiên, bản khảo sát này cho thấy một số rất ít các nhà điều hành cấp cao lựa chọn điều đó như ưu tiên hàng đầu hoặc đưa vào thành một trong ba ưu tiên hàng đầu so với những nhà điều hành từng làm thế trong năm ngoái, con số năm nay là 65% so với 70% trong năm 2007. Sự giảm xuống này có thể phản ánh thực tế rằng bản khảo sát mới nhất trong lĩnh vực này sau việc thắt chặt tín dụng và tình trạng rối loạn thị trường chứng khoán vừa bắt đầu sắp xếp lại nhiều thứ tự ưu tiên của các công ty. Những kiểu đổi mới ở các công ty diễn ra thường rất đa dạng. Tuy nhiên, hình thức đổi mới mà các công ty theo đuổi không phải là vấn đề mà cái chính là có quá ít công ty đánh giá hơn là theo đuổi hình thức đó. Những người tham gia bản khảo sát đều nói rằng, các công ty của họ sử dụng trung bình tám giá trị để đánh giá những sự đổi mới. Họ trích dẫn ba nguyên nhân chính cho việc làm đó là: để đưa ra sự định hướng cho các hoạt động đổi mới, để hướng dẫn phân bổ tài nguyên cho các dự án đổi mới và để phát hiện cũng như cải thiện được sự thực thi đổi mới một cách toàn diện.

Các giá trị được sử dụng ra sao

Mặc dù các mục đích của những công ty luôn cho thấy nhu cầu nhấn mạnh quá trình đổi mới tổng thể song trên thực tế, quá trình này hiếm khi trở thành điểm trọng tâm của phần lớn giá trị mà các công ty sử dụng. Khi được hỏi giá trị nào là đặc biệt quan trọng nhất giữa những cái được sử dụng, các nhà điều hành đều thích trích dẫn một số giá trị đầu ra đơn giản hơn các giá trị đầu vào hoặc giá trị thực thi chẳng hạn như thời gian đưa ra thị trường hoặc thời gian hòa vốn. Tuy nhiên, câu trả lời của những người tham gia khảo sát đều giống nhau khi xác định trật tự của ba giá trị được sử dụng nhiều nhất. Chỉ có một số sự khác biệt lớn giữa các công ty ở những khu vực hoặc ngành nghề khác nhau.

Tại những công ty không có sự theo dõi mối quan hệ giữa giá trị cổ đông với việc đầu tư vào sự đổi mới thì ba giá trị quan trọng nhất đều được tập trung hoàn toàn từ bên ngoài: mức tăng trưởng lợi nhuận, sự hài lòng của khách hàng và tỉ lệ phần trăm doanh thu từ các sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Còn ở những công ty nơi sự đổi mới là ưu tiên chiến lược quan trọng nhất thì ba giá trị hàng đầu là tổ hợp toàn diện hơn gồm: sự hài lòng của khách hàng, con số các ý tưởng đang được giải quyết và việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển như một tỉ lệ phần trăm doanh thu.

Ngoài ra, cho dù các công ty vẫn thường đánh giá sự thực thi của mình trong hầu hết các lĩnh vực thì cũng có nhiều công ty khác không làm thế với các giá trị đổi mới của họ. Một nguyên nhân có thể hiểu được đó chính là dữ liệu cạnh tranh về những giá trị đổi mới mà các công ty sử dụng quá thường xuyên lại luôn không có sẵn. Và bất luận thế nào thì 49% những người tham gia đều nói rằng bản thân họ không có điểm chuẩn nào để chống lại các đối thủ cạnh tranh của mình theo bất kỳ giá trị đổi mới nào được sử dụng trong khi 43% cho biết họ làm được như vậy.

Song bất kể sự kết hợp của những giá trị đổi mới được những người tham gia khảo sát sử dụng thế nào và tại sao thì vẫn hơn 70% trong  số đó cho biết dù sao họ cũng đồng ý ít nhất là các tổ chức của mình đều được thỏa mãn với sự hữu ích mà những giá trị này mang lại. Đáng lưu ý hơn cả là cho dù, các nhà điều hành nói chung cảm thấy hài lòng về tổng thể thì vẫn hơn một phần ba đồng ý hoặc đồng ý dứt khoát rằng họ đều thấy hài lòng với bất kỳ sự sử dụng cụ thể nào của những giá trị đó. Qua đó cho thấy các công ty có thể thường theo dõi các giá trị đổi mới nhiều hơn là có thể sử dụng tốt chúng.

Tiền đầu tư thực hiện


Chỉ hơn một nửa tất cả người tham gia cho biết các công ty của họ đang bỏ ra một khoản tiền đúng đắn vào sự đổi mới và coi đó là tầm quan trọng chiến lược của mình. (Thú vị hơn là tới 7% nói rằng các công ty của họ thậm chí còn bỏ ra quá nhiều tiền vào đó.) Và khi được hỏi làm thế nào để xác định được số tiền bỏ ra hàng năm cho sự đổi mới thì đại đa số những người tham gia trả lời rằng các tổ chức của họ cân nhắc theo những cơ hội có giá trị.

Còn chưa đầy một phần ba các công ty của những người tham gia có theo dõi mối quan hệ giữa việc đầu tư vào sự đổi mới với giá trị cổ đông (và gần như một phần tư không biết liệu các công ty của mình có làm điều đó hay không nữa). Tuy nhiên, sự đổi mới nói chung vẫn được xem như thành tố đóng góp mạnh mẽ vào sức tăng trưởng có hệ thống bởi hầu như các công ty đều chỉ ra được những đổi mới của mình đáng giá toàn diện một cách cụ thể. Sự thể hiện này hết sức nhất quán với những gì tìm thấy được trong một bản khảo sát khác cũng về sự đổi mới của McKinsey. Trong bản khảo sát đó tới 58% những người tham gia khi được hỏi về sự đổi mới thực sự quan trọng nhất tại công ty họ đều trả lời rằng nó đem đến thành công hết sức lớn hoặc vô cùng thành công.

Sự đổi mới, các giá trị và sức tăng trưởng


Một nhóm người tham gia bản khảo sát gồm những người cho biết tỷ lệ tăng trưởng hệ thống cao hơn đối thủ cạnh tranh cho biết rằng ít nhất 31% mức tăng trưởng hệ thống của họ đều bắt nguồn từ sự đổi mới. Những người này đều có phương pháp khác nhau trong việc sử dụng các giá trị đổi mới. Nhìn chung, họ có sự quan tâm lớn hơn trong việc theo đuổi và đánh giá những đổi mới của mình như một danh mục vốn đầu tư: họ hoàn toàn thoải mái hơn những người tham gia trả lời khác khi hỏi về việc theo đuổi và đánh giá mọi kiểu đổi mới và gần một phần tư (thậm chí còn nhiều hơn) các nhà điều hành đó cho biết rằng việc tạo ra một bản danh mục vốn đầu tư cân đối về những sự đổi mới chính là nguyên nhân lớn nhất khiến họ sử dụng các giá trị của chúng. Các nhà thực thi hiệu quả cao dường như cũng ít hơn – chỉ 29% so với 37% các nhà thực thi ở cấp độ khác – nói rằng họ dựa vào sự đổi mới của mình để đầu tư cho sự hấp dẫn tương xứng của các dự án cá nhân.

Tính trung bình, những tổ chức thực thi hiệu quả đều sử dụng chỉ một giá trị nhiều hơn tất cả tổ chức khác làm. Nhưng những tổ chức này dường như thích sử dụng các giá trị có được thông qua cả quá trình đổi mới hơn, chẳng hạn như đánh giá số người quan tâm thực sự đối với sự đổi mới, số ý tưởng mới bắt nguồn từ bên ngoài tổ chức và tỷ lệ phần trăm các sự đổi mới đáp ứng được những kế hoạch phát triển công việc của công ty. Giống như các công ty của phần lớn những người tham gia bản khảo sát cho thấy những tổ chức thực thi hiệu quả cao cũng luôn theo dõi lợi nhuận tài chính từ sự đổi mới nói chung mang lại cũng như sự hài lòng của khách hàng theo những đổi mới cụ thể.

Cuối cùng, những công ty thực thi hiệu quả cao đều thấy hài lòng với việc sử dụng các giá trị thông qua cả một phạm vi rộng lớn các hoạt động bao gồm việc phân bổ tài nguyên, sắp xếp ưu tiên thực thi cá nhân và giao thiệp với các nhà đầu tư. Những công ty này có thể còn cảm thấy hài lòng hơn nữa bởi vì đã tạo ra được sự sử dụng lớn hơn các giá trị mà khi kết hợp chúng lại với nhau sẽ đánh giá được toàn bộ quá trình đổi mới.

Kết luận

-    Các công ty đang sử dụng các giá trị đổi mới một cách toàn diện đều thấy hài lòng với sự sử dụng đó. Còn nhiều công ty không theo dõi những sự đổi mới của mình thì chắc chắn có thể thu được sự hiểu biết tốt hơn về sự thực thi đổi mới chỉ bằng cách làm quen dần với một số những giá trị đó.

-    Nhiều công ty sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về sự thực thi đổi mới của mình nếu quan tâm nhiều hơn vào các giá trị đầu ra cũng như đầu vào, tự xác định mức chuẩn cho riêng mình để chống lại các đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu sâu hơn nữa về mối quan hệ giữa việc đầu tư cho đổi mới với giá trị cổ đông.

-    Mặc dù các nhà điều hành nói chung đều thấy hài lòng với cách mà công ty của họ sử dụng những giá trị đổi mới song điều tìm thấy qua bản khảo sát cho thấy rằng vẫn có những nguyên do đáng kể đối với sự cải thiện trong nhiều ứng dụng cá nhân – đặc biệt hơn cả là việc sắp xếp ưu tiên thực thi cá nhân và sử dụng chúng để giao thiệp với các nhà đầu tư một cách hiệu quả.

 

Nguồn: Minh Hà dịch từ The McKinsey Quarterly

  • Các cơ hội trong khủng hoảng
  • Thủ tục đầu tư - cần một cuộc “đại phẫu”
  • Quản lý rủi ro kinh doanh: bắt đầu từ đâu?
  • Trường phái quan hệ con người và thuyết quản lý của M.P.FOLLET
  • Phải làm gì khi doanh nghiệp phát triển?
  • Khi nào cần thay đổi mô hình kinh doanh?
  • Tổng quan về lý thuyết quản lý và thuyết quản lý theo khoa học của TAYLOR
  • Rủi ro… cũng có định luật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com