Với tư cách một nhà lãnh đạo, bạn đã bao giờ thực sự quan tâm đến yếu tố tính cách như một vấn đề thực sự quan trọng đối với tổ chức? Hãy thử trắc nghiệm mình bằng ba câu hỏi sau như gợi ý của chuyên gia John Baldoni…
Chúng ta thường nhận thấy các nhà lãnh đạo thiếu đi một số tính cách cần thiết khi điều hành công việc. Chẳng hạn như lúc các CEO (Tổng Giám đốc Điều hành), các CFO (Giám đốc Tài chính) hay một số nhà lãnh đạo cấp cao nắm lấy công quỹ hoặc khi họ nổi nóng với cấp dưới.
Tính cách là những gì mà cha mẹ đã mang lại cho chúng ta, là điều bạn vẫn thường làm nhưng khi nghĩ rằng không ai biết điều đó.
Bởi vậy mà kẻ lừa đảo thì lừa đảo, người nói dối thì nói dối, trong khi đó, ngược lại, người trung thực thì luôn chân thành và người thật thà thì luôn nói lên sự thật.
Trong một tổ chức liên kết, tính cách của người lãnh đạo thường bị xem nhẹ. Nhưng điều đó lại là nền tảng của hoạt động kinh doanh.
Hãy nhớ rằng, những cá thể trong tổ chức của bạn là |
Hãy đọc những khẩu hiệu hay lời cam kết giá trị của bất cứ công ty nào, và bạn sẽ bắt gặp một số câu tương tự như: “Để gia tăng chất lượng cuộc sống của khách hàng” hay “để cải thiện xã hội mà chúng ta đang sống”.
Đó là những lời lẽ nghe có vẻ “đao to búa lớn”, nhưng liệu chúng ta đã thực sự quan tâm đến vấn đề này chưa?
Theo tôi nghĩ là chưa, và đó là lý do tại sao chúng ta cần nhắc nhở bản thân rằng tính cách thực sự là một vấn đề lớn.
Với tôi, tính cách cũng giống như sự lãnh đạo, đòi hỏi phải hành động: Bạn phải hành động dựa trên sự tự tin của mình, nếu không tính cách của bạn sẽ ngủ yên.
Để chắc chắn tính cách đóng một vai trò tích cực trong tổ chức của bạn, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
1. Nhân viên của bạn có biết tổ chức của mình đại diện cho điều gì không?
Chúng ta thường tạo ra những khẩu hiệu hay những định hướng to tát, nhưng liệu những ngôn từ nghe rất kêu đó có thể hiện rõ được những giá trị của tổ chức hay không?
Hay chúng chỉ có vẻ hay ho trên các poster, nhưng trong thực tế lại không giống như vậy?
Hãy làm cho nhân viên hiểu được yếu tố đạo đức |
Nếu có sự phân cách giữa định hướng và các giá trị của công ty thì thật khó để mọi người tin vào bất kỳ giá trị nào mà họ mang lại.
Khi điều đó xảy ra, mọi người quên mất tầm quan trọng của tính cách một cách vô thức. Họ không cố tình lừa lọc hay nói dối, nhưng cách thức họ phục vụ khách hàng (thậm chí ngay cả trong cách mà họ cư xử với nhau) lại thể hiện điều đó.
2. Nhân viên của bạn có tin vào vai trò của đạo đức trong tổ chức hay không?
Mọi người đều biết rằng vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý. Nhưng điều gì xảy sẽ ra nếu một số người tìm cách mọi cách “dẫm đạp” lên những người khác để được thăng chức?
Liệu những ông chủ luôn hạ thấp nhân viên của mình và thờ ơ trước những thất bại của họ có đáng được khen ngợi không?
Khi những vấn đề này xảy ra, các nhân viên nhanh chóng nhận ra rằng đạo đức trong tổ chức của họ chỉ là điều nhảm nhí.
3. Tôi đang làm gì để có thể tạo ra tấm gương tốt cho các nhân viên dưới quyền?
Điều này bao gồm cả việc ủng hộ nhóm, chú trọng đến các vấn đề và giải quyết chúng như thế nào. Nó cũng bao gồm cả khía cạnh phát triển nhân lực của người quản lý, việc huấn luyện, cố vấn, thúc đẩy và tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên.
Các nhà lãnh đạo cần thường xuyên đặt câu hỏi |
Các nhà quản lý nên biết cách đánh giá cao những điều đó.
Nhiều nhà quản lý thường xuyên thể hiện giá trị của họ. Một số người làm việc tại các công ty tân tiến thì coi trọng những giá trị đó, nhưng một số khác lại không.
Tuy vậy, dù có hay không thì trong công việc, những nhà lãnh đạo này cũng tạo ra được những ảnh hưởng tích cực đến khách hàng hoặc trong quá trình quản lý các nhóm.
Họ dạy cho nhân viên những bài học bổ ích rút ra từ chính những kinh nghiệm của mình.
Theo bạn, liệu ở đâu thì tính cách của mỗi người có thể phù hợp với nơi làm việc?
(Theo John Baldoni // Harvard Business Online -Tuanvietnam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com