Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sai sao không chịu sửa?

Người sử dụng lao động không thể dùng quyền của mình để sa thải trái pháp luật người lao động - tinkinhte.com
Người sử dụng lao động không thể dùng quyền của mình để sa thải trái pháp luật người lao động (ảnh minh họa)
DĐDN vừa nhận được đơn kiến nghị của ông Ladin Nils Lars Wiliam - nguyên kiến trúc sư trưởng Cty liên doanh TNHH Sacidelta về việc Cty này đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với ông. Điều đáng nói, sau phiên tòa sơ thẩm yêu cầu phía Cty bồi thường đã bị Cty này kháng cáo nhưng đến ngày xét xử phúc thẩm thì Cty lại... bặt vô âm tín. 
 
Theo Luật sư Trần Mạnh Dũng - Văn phòng Luật sư Phạm Dư ngày 30/10/2002 Cty liên doanh TNHH Sacidelta do ông TGĐ Cty đại diện, ký hợp đồng lao động với ông Lars Landin, trong hợp đồng này quy định kể từ ngày 1/10/2002 ông Lars Landin làm việc ở vị trí kiến trúc sư trưởng tại Cty TNHH Sacidelta với mức lương 4.000 USD một tháng; thời gian làm việc mỗi ngày 8 giờ; những ngày nghỉ được hưởng lương bao gồm 30 ngày nghỉ phép hàng năm, nghỉ ngày lễ theo quy định của VN; vé máy bay cho một năm làm việc, được thanh toán chi phí đi lại và điện thoại theo yêu cầu của công việc.

Bất đồng vì... lương

Trong quá trình thực hiện, ông Lars Landin luôn hoàn thành tốt công việc của mình theo thỏa thuận này. Tuy nhiên, từ tháng 12/2008 Cty Sacidelta đã tự ý điều chỉnh lương như đã thỏa thuận trong hợp đồng cho ông Lars Landin. Ngày 13/4/2009  bà  Nguyễn Thị Việt - Phó Tổng Giám đốc Cty Sacidelta gửi công văn cho ông Lars Landin với nội dung cho rằng Hợp đồng lao động ký kết ngày 30/10/2002 là hợp đồng không có hiệu lực và đề xuất phương thức làm việc mới (hợp đồng theo vụ việc). Ngày 29/4/2009 ông Lê Văn Đại (Trưởng phòng Hành chính Kế hoach Cty) gửi công văn thông báo chỉ trả lương cho ông Lars Landin đến hết ngày 30/4/2009 và không trả khoản tiền lương còn thiếu của các tháng trước. Ông Lars Landin không đồng ý nhưng vẫn đến Cty làm việc bình thường.

Ngày 22/5/2009, ông Lê Văn Đại tiếp tục có công văn thông báo về việc Cty Sacidelta không muốn ký hợp đồng lao động với ông Lars Landin và kể từ ngày 1/5/2009 (22 ngày trước thời điểm thông báo) không cho phép ông Lars Landin đến Cty làm việc nữa. Mặc dù vậy, ông Lars Landin vẫn làm việc cho Cty và chỉ có thông báo về việc buộc phải nghỉ sau sự việc xảy ra vào ngày 2/6/2009 khi ông Lars Ladin đến Cty làm việc thì thấy máy tính đã bị khóa.

Theo luật sư, hợp đồng lao động do ông TGĐ đại diện Cty Sacidelta ký kết với ông Lars Landin là phù hợp với các quy định từ điều 26 đến điều 30 trong Bộ luật  lao động của CHXHCN VN về cả nội dung và hình thức. Không thể có bất cứ lý do gì để cho rằng bản hợp đồng ấy không có hiệu lực.

Không thể... thích là đuổi

Trong “biên bản ghi lời khai đối chất” ngày 4/9/2009 tại Tòa án Hà Nội, đại diện Cty Sacidelta cho rằng  hợp động lao động giữa Cty Sacidelta với ông Landin đương nhiên chấm dứt vào ngày 20/3/2009 khi giấy phép lao động của ông Lars Landin hết hạn. Tuy nhiên, lý lẽ của đại diện Cty Sacidelta đưa ra không phù hợp với các quy định của pháp luật, bởi lẽ: Theo điểm a khoản 1 điều 27 Bộ luât lao động (được sửa đổi bổ sung vào các năm 2002 và năm 2006) thì: “Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng”.  Tại điều 1 bản Hợp đồng lao động ký kết giữa Cty Sacidelta với ông Lars Landin, hai bên đã thỏa thuận là loại hợp đồng không xác định thời hạn.

Hơn nữa, theo Luật sư Dũng, Khoản 1 điều 133 Bộ luật lao động quy định “thời hạn cấp giấy phép lao động theo thời hạn của hợp đồng lao động, nhưng không quá 36 tháng và có thể được gia hạn theo đề nghị của người sử dụng lao động”. Theo quy định đó thì HĐLĐ có thể ký trước khi người lao động nước ngoài  được cấp giấy phép lao động. Thực tế, Cty Sacidelta ký hợp đồng LĐ với ông Lars Landin từ ngày 1/10/2002 (ngày HĐ có hiệu lực) nhưng phải đến ngày 20/3/2006 ông Lars Landin mới có giấy phép lao động. Hai bên vẫn thực hiện đúng các thỏa thuận trong thời gian dài chờ đợi Cty Sacidelta xin cấp giấy phép lao động cho ông Lars Landin. Hết ngày 20/3/2009, nếu không có gì thay đổi, Cty Sacidelta có trách nhiệm xin gia hạn giấy phép cho ông Lars Landin nhưng Cty Sacidelta đã không thực hiện nghĩa vụ này.

Bản án số 04/2009/LĐST cũng khẳng định: Khoản 3 điều 38 BLLĐ quy định: khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (trừ trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải) người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 45 ngày. Tuy nhiên, kiểm tra hồ sơ, không thấy có tài liệu nào chứng tỏ trước ngày 3/2/2009 Cty Sacidelta  thông báo cho ông Lars Landin biết về việc sẽ chấm dứt HĐLĐ. Vì vậy, bản án sơ thẩm kết luận. “Cty liên doanh Sacidelta đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ôngLars Landin là trái pháp luật”.

Hơn nữa, cũng theo bản án, những thông báo của trưởng phòng hành chính kế hoạch của Cty không đúng pháp luật vì vậy tòa tuyên hủy những thông báo này, đồng thời buộc Cty Sacidelta thanh toán cho ông  Lars Landin 43.444, 97 USD (trong đó bao gồm tiền lương còn thiếu từ tháng 12/2008 đến 4/2009; bồi thường tiền lương trong những ngày không làm việc; tiền trợ cấp thôi việc...). Phía Cty không đồng tình với bản án và đã có kháng cáo. Tuy nhiên, đến ngày xét xử phúc thẩm phía Cty lại... xin hoãn.

Theo Luật sư Dũng, đây không chỉ là văn hóa ứng xử của DN, khi VN đã hội nhập, các DN Việt càng cần phải thực thi nghiêm túc chính sách lao động. Có như vậy, việc thu hút chất xám của chúng ta mới đạt được kết quả tốt.

(Theo Yên Ba // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Kết nối chiến lược và vận hành để tạo ra lợi thế cạnh tranh
  • Rủi ro mới cần những quy tắc mới?
  • Quản trị doanh nghiệp: Vượt qua hai thách thức trong quản lý khủng hoảng
  • Minh bạch hoạt động doanh nghiệp: có luôn là điều tốt?
  • Bối cảnh hợp đồng
  • Mười bí quyết để xây dựng một chiến lược thành công
  • Ba bước để đổi mới các ngành nghề đang gặp khó khăn
  • Mô hình tháp quản trị: Đã đến lúc phải thay đổi!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com