Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tạo lập tính kiên cường cho nhóm

“Hàng ngày bạn đọc về thời kỳ khủng khiếp mà chúng ta đang sống. À, tôi được nghe điều đó suốt cả cuộc đời mình”, Horton Foote nói trong một cuộc phỏng vấn với Terry Gross trên chương trình Fresh Air vào năm 1988. “Tôi không cho rằng một thời kỳ nào đó là tồi tệ. Chỉ có những vấn đề mới [và khác biệt]”.

Foote, một nhà viết kịch đã giành giải Pulitzer và một nhà viết kịch bản phim đã giành giải Academy Award, mới mất gần đây ở tuổi 92. Rất nhiều vở kịch của ông dựa trên những ký ức về những thế hệ đi trước trong gia đình, những người định cư trong những thị trấn nhỏ ngang qua Texas.

Foote và gia đình của ông chắc chắn đã gặp phải thời kỳ khó khăn, như chiến tranh, hạn hán và cuộc Đại suy thoái cũng như những mất mát cá nhân khác. Một vài người đã không thể chịu đựng được những mất mát của họ, nhưng một số người, như Foote, chịu đựng được.

Các nhà quản lý cần phải nhen nhóm tinh thần kiên cường này ở nơi làm việc. Ảnh: Corbis

Những lời của Foote, đã cách đây 20 năm, vẫn nhắc chúng ta về sự kiên cường của con người. Chúng ta có khả năng chịu đựng được khó khăn. Và hầu hết chúng ta sẽ phục hồi. Các nhà quản lý cần phải nhen nhóm tinh thần kiên cường này ở nơi làm việc. Dưới đây là một vài gợi ý để duy trì tinh thần đó:

Thu nạp nhận thức. Độ lớn của cuộc suy thoái này là không thể dự đoán trước đối với bất kỳ ai sinh sau năm 1945. Hàng triệu người đã mất việc và nhiều người nữa cũng sẽ mất việc. Tuy nhiên, nếu quá khứ có thể ám chỉ tương lai, thì các công ty sẽ sống sót và những công ty mới sẽ ra đời. Quan trọng hơn, chúng ta sẽ bảo vệ chúng.

Đưa ra giải pháp. Nếu bạn có một công việc, và phần lớn mọi người có, hãy sử dụng chính mình để giúp công ty thành công. Ban quản lý và các nhân viên cần chung sức làm việc. Các nhân viên không phải chịu ơn ban quản lý và ngược lại. Mỗi người chịu ơn những người còn lại.

Chia sẻ câu chuyện. Foote là một tài năng kể chuyện thiên phú. Rất nhiều vở kịch của ông về sự thù địch và mất mát. Những người hùng trong các vở kịch của ông luôn học được cách sống sót. Các nhà quản lý có thể mượn từ ví dụ của nhà viết kịch bằng cách thu thập những câu chuyện về những người đã làm nên chuyện.

Rất có thể biến một phần của các cuộc họp nhân viên thường kỳ thành những giờ kể chuyện. Không phải giống như một cách để than phiền mà là một cách để sao chép; và, quan trọng hơn, là một cách để học hỏi từ ví dụ của những người khác.

Nuôi dưỡng tính kiên cường không đơn giản chỉ là một bài tập để giúp mọi người cảm thấy tốt hơn. Nó là một cách để giữ họ gắn bó với công việc. Khi một nhà quản lý dành thời gian để chia sẻ những câu chuyện của mình, ông ta đã thể hiện sự quan tâm. Điều này còn khuyến khích nhân viên cảm thấy tự nguyện làm việc cho người đó. Trong một thế giới ngày càng kém chắc chắn, làm việc cho một ông chủ mà bạn tin tưởng chính là một lợi ích phụ thêm.

Tính kiên cường này rất tốt cho tổ chức, nhưng nó cũng rất tốt đối với từng cá nhân, đặc biệt là những người mà rất có thể một ngày nào đó sẽ mất việc. Nếu họ có thể vượt qua được thời kỳ khó khăn trong công việc hiện tại, họ cũng có thể làm như vậy đối với công việc tiếp theo. Sự chịu đựng ngoan cường đó có thể cũng sẽ giữ tinh thần của họ lên cao trong khi họ tìm kiếm công việc mới đó.

(Theo Minh Phương//John Baldoni//TuanVN)

  • Kiểm toán trong các DNNVV: Kiểm toán nhỏ, lợi ích lớn
  • Chất lượng doanh nghiệp tư nhân: Nhìn từ góc độ quản trị điều hành
  • Quản trị, quản lý tác nghiệp, chìa khóa để mở chiến lược
  • Những kho báu tiềm ẩn trong công ty
  • Nhà quản lý khủng hoảng
  • JD hay JP?
  • Nâng cao hiệu quả môi trường của doanh nghiệp
  • Khủng hoảng có thể thúc đẩy hội nhập?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com