Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

2. Các hình thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài (Production in Foreign Countries)

2. Các hình thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới  từ sản xuất ở nước ngoài   (Production in Foreign Countries)    

Trong chiến lược này, có một số hình thức thâm nhập như sau:

CÁC CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI  TỪ SẢN XUẤT Ở NƯỚC NGOÀI
 


a.    Nhượng bản quyền (licensing)

       Theo nghĩa rộng nhượng bản quyền là một phương thức điều hành của một doanh nghiệp  có bản quyền (Licensor) cho một doanh nghiệp  khác, thông qua việc họ (licensee) được sử dụng  các phương thức sản xuất, các bằng sáng chế (patent), bí quyết công nghệ (know-how), nhãn hiệu (trade mark) , tác quyền, chuyển giao công nghệ (transfer engineering), trợ giúp kỹ thuật hoặc một vài kỹ năng  khác của mình và được nhận tiền về bản quyền từ họ (Royalty). Hình thức này có những ưu điểm và nhược điểm sau:

       a.1    Ưu điểm:

       Doanh nghiệp  có bản quyền (Licensor) thâm nhập thị trường với mức rủi ro thấp hoặc có thể thâm nhập thị trường mà ở đó bị hạn chế bởi hạn ngạch nhập khẩu, thuế nhập khẩu cao.

       Doanh nghiệp  được bản quyền (Licensee) có thể sử dụng công nghệ tiên tiến hoặc nhãn hiệu nổi tiếng. Từ đó sản xuất  sản phẩm  có chất lượng cao để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

       a.2    Nhược điểm:


       Doanh nghiệp  có bản quyền ít kiểm soát được bên được nhượng bản quyền so với việc tự thiết lập ra các cơ xưởng sản xuất  do chính mình điều hành.

       Khi hợp đồng nhượng bản quyền chấm dứt, doanh nghiệp  có bản quyền có thể đã tạo ra một người cạnh tranh mới với chính mình.

b.    Sản xuất  theo hợp đồng ( Contract Manufacturing)

       Sản xuất  theo hợp đồng là sự hợp tác hoặc chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm  do nhà sản xuất  thực hiện ở thị trường nước ngoài (gia công)

       Hình thức này có những ưu điểm và nhược điểm sau:

       b.1    Ưu điểm:

       Cho phép doanh nghiệp  thâm nhập thị trường thế giới  rủi ro ít hơn các hình thức khác.

       Khai thác mạnh sản phẩm  mới ở thị trường mới.

       Tránh được những vấn đề như vốn đầu tư, lao động, hàng rào thuế quan và phi thuế quan.

       Tạo ra sự ảnh hưởng của nhãn hiệu tại thị trường mới.

       Giá thành sản phẩm có thể hạ nếu giá nhân công, giá nguyên vật liệu tại nơi sản xuất thấp.

       b.2    Nhược điểm:


       Doanh nghiệp  ít kiểm soát quy trình sản xuất ở nước ngoài.

       Khi hợp đồng chấm dứt, doanh nghiệp  có thể tạo ra một nhà cạnh tranh mới với chính mình.

c.    Hoạt động lắp ráp (Assembly operations)

       Hoạt động lắp ráp thể hiện sự kết hợp giữa xuất  khẩu  và sản xuất ở nước ngoài. Muốn có những thuận lợi trong sản xuất ở nước ngoài, một số doanh nghiệp  có thể lập cơ sở hoạt động lắp ráp ở nước ngoài. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp  chỉ xuất  khẩu  các linh kiện rời ra nước ngoài, những linh kiện đó sẽ được lắp ráp để thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Bằng cách xuất các linh kiện rời có thể tiết kiệm các khoản chi phí về chuyên chở và bảo hiểm. Hoạt động lắp ráp cũng có thể tận dụng với tiền luơng thấp, từ đó cho phép giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

d.    Hợp đồng quản trị (Management Contracting):

       Ở đây công ty nội địa cung cấp bí quyết quản trị cho một công ty nước ngoài dưới dạng xuất  khẩu  dịch vụ quản trị, chứ không phải xuất  khẩu  sản phẩm.

       Hợp đồng quản trị là một hình thức tham gia vào thị trường thế giới với mức rủi ro thấp và nó giúp cho công ty tạo ra lợi tức ngay từ buổi đầu. Ðặc biệt hình thức này càng hấp dẫn nếu công ty xuất  khẩu  dịch vụ quản trị ký hợp đồng được dành lại sự ưu đãi để mua một số cổ phần của công ty được quản trị trong một thời hạn ấn định nào đó.

e.    Liên doanh (Joint Venture)

       Là một tổ chức kinh doanh trong đó hai hoặc nhiều bên có chung quyền sở hữu, quyền quản lý, điều hành hoạt động và được hưởng các quyền lợi về tài sản.

       Bên cạnh những ưu điểm về kinh tế như: kết hợp thế mạnh các bên về kỹ thuật, vốn và phương thức điều hành hình thức liên doanh còn có những hạn chế nhất định như: khi điều hành công ty có thể tạo ra các quan điểm khác nhau về sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển ...

f.     Ðầu tư trực tiếp (Direct Investment)

       Khi một doanh nghiệp  có đủ kinh nghiệm về xuất  khẩu  và nếu thị trường nước ngoài đủ lớn, thì họ lập cơ sở sản xuất ở nước ngoài. Ðiều này sẽ mang đến những ưu điểm nhất định như: tiết kiệm chi phí vận chuyển, tạo ra sản phẩm thích hợp với thị trường nước ngoài, kiểm soát hoàn toàn sản xuất kinh doanh ...

       Những điểm hạn chế của nó là sự rủi ro sẽ lớn hơn so với các hình thức thâm nhập trên.
 

 

(Sưu tầm trên Internet)

Bài thuộc chuyên đề: Marketing xuất khẩu

  • Từ 'Share a Coke' đến tư duy truyền thông thời công nghệ số
  • Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo?
  • Khó khăn, doanh nghiệp vẫn bạo chi “săn” nhân sự cao cấp
  • Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành
  • Đại chiến mì ăn liền: Masan có cam chịu "hít khói" Acecook?
  • 3. Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới tại khu thương mại tự do:
  • Chương IV: Chính sách sản phẩm quốc tế
  • I. Chính sách sản phẩm
  • II. Quá trình hình thành và phát triển một sản phẩm
  • 2. Quá trình phát triển sản phẩm mới: (New product development process)
  • 3. Quản lý chất lượng
  • 4. Nghiên cứu và phát triển : (Research & Development)
  • III. Quyết định hệ sản phẩm (Product mix decision)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com