Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bạn có thích hợp với công việc kinh doanh nhượng quyền hay không?

Mục đích của bài kiểm tra là giúp bạn có thể đánh giá chung về khả năng thích hợp với công việc kinh doanh nhượng quyền. Bạn không nên trả lời đại khái hoặc quá khắt khe với bản đánh giá này. Việc trung thực với bản thân sẽ giúp bạn biết công việc kinh doanh nhượng quyền này có phù hợp với bạn hay không.

1. Cụ thể là tại sao bạnmuốn trở thành nhà kinh doanh?

Kinh doanh để giàu có, công việc kinh doanh phù hợp với khả năng, hay là không phải làm việc vất vả trong thời gian dài, bạn quan tâm điều gì? Kinh doanh để giúp bạn trở thành ông chủ hay định hướng số phận của bạn? Hay bởi vì bạn không thể chịu đựng được công việc hiện tại của mình?

Đây là một câu hỏi cực kì quan trọng. Có thể bạn sẽ không giàu có và có thể bạn sẽphải làm việc vất vả trong thời gian dài. Việc mua quyền kinh doanh sẽ không phải là sự lựa chọn đúng đắn nếu bạn kinh doanh vì không thể chấp nhận được một điều đơn giản là bạn chỉ làm việc để kiếm sống.

2. Bạn có niềm đam mê với tiền bạc không?

Bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn không? Bạn có cảm thấy rơi vào thế cùng đường trong thời điểm hiện tại không? Động lực tiền bạc là rất quan trọng. Đặc tính này sẽ theo chiều hướng có lợi khi bạn phải làm việc lâu và vất vả trong hai năm đầu của công việc kinh doanh riêng.

3. Bạn có thích hợp với môi trường tập thể không?

Bạn có thích làm việc cho một vài người kháchay không? Bạn đã bao giờ bị lạc lõng, bạn thường hoạt động độc lập nhưng hay bị bất mãn chưa?

Nếu bạn không làm việc thoải mái với nhiều ngườithì công việc kinh doanh này không hợp với bạn.

4. Bạn có thể làm việc vất vả ngay cả khi không nhận được phần thưởng không?

Trong những năm đầu, điều hành công việc kinh doanh luôn đòi hỏi những phương thức năng động, có nghĩa là bạn sẽ vất vả hàng giờ và phải xác định rõ công việc không hề dễ dàng. Khoảng hai năm đầu, thông thường là bạn không kiếm được nhiều tiền. Bạn phải kiên nhẫn chờ đợi.

5. Bạn có phải là người tự chủ trong công việc không?

Bạn có chờ những người khác để bắt đầu công việc không? Bạn có cần sự tán thành và ủng hộ của những người khác trước khi bạn bắt đầu một công việchay chuyển hướng công việc khác không?

Bạn phải thực sự là người tự chủ bởi vì bạn phải quản lí công việc kinh doanh hàng ngày. Tuy nhiên một trong những lợi ích đáng quan tâm nhất của công việc kinh doanh là sự ủng hộ của các nhà kinh doanh. Cụm từ ”bạn kinh doanh cho bạn mà không phải bởi chính bạn” sẽ là châm ngôn cho bạn.

6. Bạn có là người mạo hiểm không?

Bạn có sẵn sàng dành hết thời gian, năng lực, tiền bạc vo việc mạo hiểm mà có thể thất bại không?

Dù bạn có đi con đường nào, bạn cũng phải suy xét kĩ. Kinh doanh luôn ẩn chứa những thất bại. Đối với nhượng quyền, rủi ro bạn có thể hạn chế chỉ còn xấp xỉ 10% nhưng luôn có sự mạo hiểm. Bạn có thể giải quyết được không?

7. Bạn có sẵn lòng trở thành ông chủ, hay người có quyền lực và có trách nhiệm trước thành công hay thất bại của một công việc mới đầy mạo hiểm hay không?

Nếu bạn thuộc tuýp người thích sự tin cậy, có quyền lực và có trách nhiệm trong sự thành công của việc mạo hiểm thì không có vấn đề gì.

8. Bạn có phải là người lạc quan hay không?

Bạn là người bi quan thì thật là đáng tiếc, và sẽ có tác hại xấu trong kinh doanh. Những ý nghĩ bi quan sẽ gây ra thất bại. Đơn giản bạn phải là người lạc quan nếu muốn thành công trong kinh doanh.

9. Bạn có đội ngũ nhân viên có khả năng không?

Bạn có khả năng liên kết mọi người một cách hiệu quả không? Bạn có thích mọi người hay không? Trong hầu hết các công việc kinh doanh, người có khả năng rất quan trọng. Nếu bạn không có đội ngũ nhân viên có tay nghề thì bạn sẽ phải đào tạo thêm cho họ.

10. Bạn có liên kết với các nhà kinh doanh hay bạn làm việc theo hướng của bạn?

Lí do đầu tiên để kinh doanh mô hình nhượng quyền thành công là do một chu trình từ người nhượng quyền kinh doanh đến người kinh doanh. Nhà nhượng quyền kinh doanh phát triển một hệ thống thành công đã được kiểm chứng, và nếu bạn là người kinh doanh thì bạn phải đi theo hệ thống này. Bạn phải làm việc theo hướng của nhà kinh doanh, không phải theo hướng của riêng bạn.

11. Bạn có thích làm người hướng dẫn không?

Bạn có thích hướng dẫn mọi người vào công việc mới không? Bản chất của công việc kinh doanh là phải đào tạo nhân viên một cách liên tục. Điều đó sẽ dễ dàng hơn nếu bạn thích công việc đó.

12. Bạn có thể điều hành nhiều công việc không?

Bạn có thể đối phó được với những đòi hỏi của công việc không? Công việc kinh doanh đòi hỏi nhiều sức lực.Bạn phải sẵn sàng làm từ việc lau nhà đến việc hoà giải với những người khó tính.

13. Bạn có sẵn sàng nhận sự giúp đỡ của những người khác không?

Đơn giản bạn phải chấp nhận sự giúp đỡ từ các nhà kinh doanh. Việc nhận được sự hỗ trợ từ họ là nhân tố giúp bạn thành công trong nhượng quyền. Và những nhân viên của bạn cũng cần phải luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Nhưng bạn phải thận trọng và cân nhắc khi nhận sự giúp đỡ.

14. Bạn có quyết tâm để làm được điều bạn mong muốn và theo đuổi đến cùng không?

Để có được thành công đòi hỏi bạn phải nỗ lực bền bỉ lâu dài. Nếu bạn thấy đủ tự tin để làm kinh doanh thì hãy theo đuổi nó.

(theo lantabrand.com)

  • Từ 'Share a Coke' đến tư duy truyền thông thời công nghệ số
  • Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo?
  • Khó khăn, doanh nghiệp vẫn bạo chi “săn” nhân sự cao cấp
  • Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành
  • Đại chiến mì ăn liền: Masan có cam chịu "hít khói" Acecook?
  • Washroom advertising - Một phương pháp truyền thông hiệu quả
  • Marketing truyền miệng trong thị trường B2B (Phần 2)
  • Marketing truyền miệng trong thị trường B2B (Phần 1)
  • Bốn sắc màu tạo nên một kế hoạch Marketing
  • Chiến lược Marketing của bạn có thực sự khả thi?
  • Lấp đầy khoảng trống giữa thế giới thật và ảo thông qua tiếp thị (Phần II)
  • Lấp đầy khoảng trống giữa thế giới thật và ảo thông qua tiếp thị (Phần I)
  • Năm bài học cho loại hình tiếp thị qua Email
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com